Nhà đầu tư tìm cơ hội từ nền kinh tế số
Việc nhiều gương mặt mới trong cộng đồng tài chính quốc tế đến tìm hiểu cơ hội đầu tư ở Việt Nam, chứng tỏ sức hấp dẫn của thị trường tài chính nước ta, đặc biệt trong lĩnh vực số hóa.
Ông Don Lam, nhà đồng sáng lập kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital nhận định tại Hội nghị thường niên với các nhà đầu tư năm 2018 rằng, bên cạnh những nhà đầu tư cũ, đang có thêm những gương mặt mới, cho thấy sức hấp dẫn của Việt Nam với cộng đồng tài chính quốc tế ngày càng tăng. Đây là nhận định trên cơ sở đầu tư trong 15 năm qua của VinaCapital tại thị trường Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đã triển khai lên tới hơn 4 tỷ USD.
Đại diện VinaCapital cho biết Hội nghị năm nay đón 150 nhà đầu tư nước ngoài và 200 doanh nghiệp trong nước tham dự. Các chủ đề được thảo luận chính hướng đến các cơ hội đầu tư thời gian tới, là những lĩnh vực nóng của nền kinh tế: quản lý tài sản, logistics, ngân hàng, sản xuất và doanh nghiệp công nghệ số hóa.
Có thể bạn quan tâm
SK Group đầu tư 470 triệu USD, trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Masan Group
07:59, 19/09/2018
Việt Nam: Điểm đến của nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động khởi nghiệp sáng tạo
14:44, 24/08/2018
Nhà đầu tư nước ngoài nào sẽ được Việt Nam ưu tiên lựa chọn?
05:06, 30/06/2018
Để nhà đầu tư nước ngoài “mặn mà” với các dự án PPP có khó?
05:37, 12/06/2018
Sếp quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital nói về những hiểu lầm của giới startup
04:16, 16/09/2018
Kỳ vọng y tế chất lượng cao, VinaCapital rót 25 triệu USD vào Tâm Trí
04:05, 01/09/2018
VinaCapital trở thành đối tác sáng lập của chương trình tăng tốc khởi nghiệp Zone Startups Việt Nam
17:26, 09/08/2018
VinaCapital "luôn mở cơ hội hợp tác trở lại với Ba Huân"
17:11, 09/08/2018
"Nhà đầu tư không lo ngại về kinh tế Việt Nam. Điều mà nhà đầu tư đang lo ngại nhất là chiến tranh thương mại, với sự giảm giá của đồng Nhân dân tệ, sẽ có tác động như thế nào đến tỷ giá. Tuy nhiên đây là câu hỏi chưa thể lập tức trả lời", ông Don Lam nói.
Ông Don Lam cũng cho biết phần đông các nhà đầu tư đang có mặt tại Hội nghị là nhà đầu tư chuyên nghiệp ở các thị trường đang phát triển. Họ đánh giá cao xu hướng và tiềm năng, tương lai phát triển còn dài hạn của thị trường Việt Nam. Các nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận từ vài chục phần trăm, và việc đánh giá P/E của các doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm này còn nhiều địa chỉ rẻ và hấp dẫn.
VinaCapital cũng nhấn mạnh nền kinh số hóa đang tạo ra những cơ hội đặc biệt, đang thu hút dòng vốn đầu tư từ các quỹ mạo hiểm đổ vào doanh nghiệp tiềm năng, với tốc độ tăng trưởng vốn "chóng mặt" và xu hướng này trong vài năm tới vẫn chưa hề chững lại.
Dẫn chia sẻ của ông Sean Maher, Thành viên sáng lập Entext Economist, ông Trần Nhật Khanh, Giám đốc Đầu tư Công nghệ Tập đoàn VinaCapiatal nói, trong năm 2017, Việt Nam đã thu hút khoảng 290 triệu USD của các quỹ đầu tư mạo hiểm đổ vào doanh nghiệp áp dụng số hóa. Trong vòng 2-3 năm tới, con số này được dự báo sẽ tăng trưởng lên tới 2-3 tỷ USD.
Đón xu hướng này từ trước đây, DFJ VinaCapital (DFJV)- quỹ liên kết với tập đoàn công nghệ thế giới DFJ đã ghi nhận những khoản đầu tư start-ups công nghệ. Một trong những khoản đầu tư thành công của DFJV là đầu tư vào CTCP Truyền thông Đa phương tiện Yeah1, góp phần đưa công ty này lên sàn niêm yết HoSE vào tháng 6/2018.
VinaCapital mới đây cũng đã thành lập một công ty chuyên đầu tư các doanh nghiệp công nghệ- VinaCapiatl Ventures có vốn 100 triệu USD. Khẩu vị đầu tư của công ty này sẽ tập trung vào các doanh nghiệp mang đến các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho cá nhân và xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, VinaCapital cũng cho biết sẽ tham gia nhiều hơn các chương trình hỗ trợ tạo nguồn vốn trung và dài hạn nội địa để các doanh nghiệp phát triển bền vững. Ông Andy Hồ, Giám đốc điều hành, Quản lý Bộ phận đầu tư nói rằng ngay cả trong thời điểm mà thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc và chứng khoán Việt Nam cũng đang bị tác động mạnh như hiện tại, VinaCapital vẫn tin và đánh giá được những doanh nghiệp có tiềm năng. "Chúng tôi không hoàn toàn đầu tư vào những doanh nghiệp tốt, mà tìm những doanh nghiệp tiềm năng, cùng đồng hành để đưa họ trở thành doanh nghiệp tốt, sinh lời, ra thị trường", ông Andy Hồ nhấn mạnh.
Cũng theo VinaCapital, việc có khả năng được nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi theo đánh giá của MSCI, là một cơ hội lớn để dòng vốn đổ vào Việt Nam. "Thời gian cho giai đoạn này sẽ không kéo quá dài, Việt Nam có thể sẽ mất 12-18 tháng để nâng bậc", VinaCapital nhận định.