Ngân hàng ngoại tăng tốc giành thị phần

Hà Anh 16/03/2019 13:51

Tranh thủ lúc các ngân hàng nội đang tập trung vào việc tái cơ cấu, xử lý nợ xấu…, khối ngoại đã và đang đẩy mạnh chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của NHNN, mặc dù tổng tài sản của khối ngân hàng ngoại cuối năm 2018 mới chỉ đạt gần 1,137 triệu tỷ đồng, chưa bằng 1/4 tổng tài sản của khối NHTMCP hay khối NHTM Nhà nước, nhưng tốc độ tăng trưởng lên tới 19,12%, gấp 1,5 lần khối NHTMCP và gấp 3 lần NHTM Nhà nước.

p/Dù tổng tàip/sản của khốip/ngân hàng ngoại cuối năm 2018 chỉ bằng 1/4 khối NHTM Nhà nước và NHTMCP, nhưng tốc độ tăng trưởng gấp 1,5 lần khối NHTMCP và 3 lần khối NHTM p/Nhà nước.

Dù tổng tài sản của khối ngân hàng ngoại cuối năm 2018 chỉ bằng 1/4 khối NHTM Nhà nước và NHTMCP, nhưng tốc độ tăng trưởng gấp 1,5 lần khối NHTMCP và 3 lần khối NHTM  Nhà nước.

Phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu

Sức ép cạnh tranh từ các TCTD nước ngoài đang tăng lên đáng kể khi đến nay, Việt Nam đang có 9 ngân hàng 100% vốn ngoại. Số lượng các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng được nâng lên thành 49 với sự góp mặt của Agricultural Bank of China Hà Nội và Kookmin Hà Nội.

Trong khi đó, các TCTD nước ngoài tại Việt Nam cũng không ngừng gia tăng năng lực tài chính. Trong đó, đáng kể nhất chính là Standard Chartered Việt Nam khi vừa tăng vốn điều lệ lên gần 3.534 tỷ đồng hồi đầu năm 2018, đến đầu năm 2019 ngân hàng này lại tiếp tục tăng vốn lên 4.215 tỷ đồng. Trong năm 2018, NHNN cũng đã chấp thuận nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tăng vốn, như NongHuyp Bank Chi nhánh Hà Nội tăng vốn lên 80 triệu USD; Bank of China chi nhánh TP.HCM tăng vốn lên 100 triệu USD; Siam Bank chi nhánh TP.HCM tăng vốn lên 100,47 triệu USD… Năng lực tài chính tăng đã tạo điều kiện cho các TCTD nước ngoài liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • Bản tin chứng khoán: Nhóm cổ phiếu ngân hàng giúp thị trường vượt mốc 1.000 điểm

    06:14, 16/03/2019

  • Vì sao khó thế chấp tài sản sở hữu trí tuệ vay vốn ngân hàng?

    05:01, 15/03/2019

  • Sức ép cân đối vốn khối ngân hàng thương mại nhà nước

    09:03, 13/03/2019

  • Ngành ngân hàng sẽ đẩy mạnh mô hình tín dụng lưu động

    15:14, 11/03/2019

 Không chỉ phát triển về bề rộng mà chiều sâu hoạt động của các TCTD nước ngoài tại Việt Nam cũng được nâng lên. Nếu như trước đây, các ngân hàng nước ngoài thường chỉ phục vụ cho các doanh nghiệp của nước mình đang hoạt động tại Việt Nam, thì nay đang vươn sang chiếm lĩnh những phân khúc mà lâu nay các ngân hàng nội vẫn chiếm nhiều ưu thế như cho vay tiêu dùng cá nhân, hay cho vay DNNVV.

Đơn cử như Shinhan Bank Việt Nam, với việc chi ra 151 triệu USD để mua lại Cty tài chính tiêu dùng Prudential Finance (PVFC) tại Việt Nam, ngân hàng này tỏ rõ ý định muốn chiếm lĩnh thị phần tín dụng tiêu dùng và đặt mục tiêu nằm trong top 3 kinh doanh thẻ tín dụng trong 3 năm tới. Hay như HSBC Việt Nam, trong năm 2018 ngân hàng này không chỉ tập trung vào khu vực FDI mà đã mở rộng sang khu vực doanh nghiệp tư nhân cũng như khu vực DNNN đang được tái cơ cấu.

Áp lực ngày càng lớn

Theo các chuyên gia ngân hàng, việc các ngân hàng nước ngoài đẩy mạnh hoạt động tại Việt Nam là để đón đầu cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP hay EVFTA, do đó thị trường có thể sẽ còn tiếp tục đón nhận thêm nhiều TCTD nước ngoài mới. Trong khi đó, việc các ngân hàng nội đang phải tập trung tái cơ cấu, xử lý nợ xấu cũng như tăng vốn để đáp ứng chuẩn Basel II cũng là cơ hội để khối ngoại tranh thủ chiếm lĩnh thị phần.

Trong một nghiên cứu mới đây, nhóm các tác giả T.S Vũ Ngọc Diệp, T.S Lê Mai Trang và Th.S Nguyễn Thuỳ Linh đến từ Trường Đại học Thương mại cho rằng, các ngân hàng Việt Nam sẽ gặp phải rất nhiều thách thức và áp lực từ các đối thủ của các quốc gia thành viên CPTPP. Theo đó, các ngân hàng Việt cũng sẽ phải đối mặt với việc cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt với sự tham gia của khối ngân hàng ngoại, các quỹ đầu tư nước ngoài.

Không chỉ vậy, các điều khoản về dịch vụ tài chính trong CPTPP cho phép các ngân hàng của các nước thành viên được cung cấp dịch vụ tài chính - ngân hàng xuyên biên giới, nghĩa là ngân hàng tại Nhật Bản chẳng hạn có thể cung cấp dịch vụ về thẻ, thanh toán… cho người dân Việt Nam mà không cần hiện diện tại Việt Nam, càng khiến áp lực cạnh tranh về dịch vụ tài chính - ngân hàng gia tăng mạnh mẽ.

“Với hệ thống công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, các ngân hàng nước ngoài đang có lợi thế cạnh tranh cao hơn các NHTM trong nước. Nguy cơ bị thua ngay trên "sân nhà" là một thách thức hiện hữu của các NHTM Việt Nam”, nhóm các tác giả trên cảnh báo.

Tuy nhiên, ông Phạm Hồng Hải – CEO của HSBC Việt Nam lại cho rằng, về quy mô và thị phần, rõ ràng các ngân hàng nội có ưu thế hơn hẳn và chắc chắn là bên có khả năng chủ động và cầm trịch trong cuộc chơi. “Cuộc chơi giữa ngân hàng nội và ngoại sẽ có sự phân biệt rõ ràng. Ngân hàng ngoại, ví dụ HSBC, sẽ tiếp tục định hướng hoạt động dựa trên thế mạnh của của một ngân hàng quốc tế. Ngân hàng nội sẽ là các ngân hàng có quy mô lớn và giữ vai trò chủ chốt trên thị trường trong nước. Cả hai khối ngân hàng nội và ngoại sẽ tiếp tục phát huy tốt những lợi thế của mình để cùng phát triển vì một nền tài chính vững mạnh”, ông Hải nhận định.

Hà Anh