NHNN sẽ không nới lỏng thêm tăng trưởng tín dụng
Ông Phạm Thanh Hà - Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, NHNN tiếp tục theo dõi và chưa thấy có yếu tố nào buộc phải điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay.
Tại Diễn đàn Ngân hàng toàn cảnh năm 2019 diễn ra ngày 8/5, ông Hà cho biết, trong 4 tháng đầu năm, tín dụng đã tăng 5%, tương đương với mức tăng trưởng của cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu từ NHNN, trong 3 tháng đầu năm 2019, tín dụng đối với ngành công nghiệp tăng 2,57% (chiếm tỷ trọng 19,99%), trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,79%; tín dụng đối với ngành xây dựng tăng 1,08% (chiếm tỷ trọng 9,63%); tín dụng đối với ngành thương mại và dịch vụ tăng 1,97% (chiếm tỷ trọng 61,21%); và tín dụng đối với ngành nông, lâm, thủy sản tăng 1,01% (chiếm tỷ trọng 9,17%).
Ngoài ra, tín dụng chảy vào các lĩnh vực ưu tiên cũng tăng khá. Cụ thể, tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 3,44%; tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu tăng 5,4%; tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 2,79%; tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 2,23%. Tuy nhiên tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa lại giảm 1,64% so với cuối năm 2018…
Có thể bạn quan tâm
Tăng trưởng tín dụng nên linh hoạt
11:01, 14/01/2019
Tăng trưởng tín dụng 2019 nhìn từ góc độ cung và cầu
14:20, 27/11/2018
Nhóm ngân hàng tư nhân sẽ có mức tăng trưởng tín dụng cao?
05:30, 16/10/2018
NHNN tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng
11:00, 21/07/2018
NHNN cho rằng nguồn vốn ngân hàng đổ vào các lĩnh vực ưu tiên đều có mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng trưởng tín dụng chung của cả nền kinh tế.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc chương trình Fulbright cho rằng, NHNN cần có sự thận trọng nhất định với lượng vốn bơm ra thị trường. “Với lạm phát tiềm ẩn, giá dầu mỏ có rủi ro gia tăng, xung đột thương mại giữa các nước lớn, xu hướng bảo hộ thương mại, chính sách tiền tệ thay đổi từ các nước…, dư địa sử dụng chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng là hạn hẹp, cần thận trọng tránh tăng quá nóng, đặc biệt là thị trường tài sản”, ông Thành nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, sức ép tăng trưởng tín dụng không quá lớn khi tỷ lệ tín dụng/GDP hiện khá cao (130%). Đặc biệt, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã đưa ra kiến nghị yêu cầu thận trọng hơn trong tăng trưởng tín dụng, nhất là khi hoạt động tăng vốn của các ngân hàng vẫn còn hạn chế. “Tín dụng đã tăng liên tục nhưng vốn không được tăng tương ứng. Do đó, đáp ứng chuẩn Basell 2 là cực kỳ khó khăn đối nhiều TCTD hiện nay", ông Lực nhấn mạnh.