Luật hóa chào bán trái phiếu riêng lẻ
Thị trường trái phiếu đang phát triển khá mạnh, nhưng khung pháp lý chưa theo kịp thực tế.
Báo DĐDN đã trao đổi với ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Giám đốc Ban Nguồn vốn và Kinh doanh tiền tệ- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Tổng thư ký Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam xung quanh vấn đề này.
- Thị trường trái phiếu đã phát triển rất nóng thời gian qua. Ông đánh giá thế nào về thị trường này?
Thị trường trái phiếu trong thời gian qua đã có sự phát triển ngoài sự mong đợi. Đến nay, quy mô thị trường trái phiếu bao gồm cả trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã đạt ngưỡng mục tiêu đặt ra cho năm 2020, trong đó TPDN đạt gần 6,4% GDP.
Về giao dịch, cả thị trường trái phiếu Chính phủ và TPDN đều có quy mô huy động vốn ngày càng gia tăng. Thị trường trái phiếu không chỉ tăng về số lượng, mà kỳ hạn phát hành ngày càng dài hơn. Thị trường trái phiếu đã tạo được niềm tin nhờ sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, các NHTM vẫn là những tổ chức phát hành lớn nhất với tổng lượng phát hành hơn 75.936 tỷ đồng (chiếm 49%), kế tiếp là các doanh nghiệp bất động sản (47.372 tỷ đồng – chiếm 26,4%), còn lại là các doanh nghiệp phát triển hạ tầng, công ty chứng khoán...
Tính toàn thị trường TPDN trong 9 tháng 2019, lãi suất bình quân là 8,4%/năm và kỳ hạn bình quân là 3,68 năm.
Có thể bạn quan tâm
Nhà đầu tư cá nhân có nên mua trái phiếu doanh nghiệp?
00:00, 20/11/2019
Thương vụ trái phiếu 1,4 ngàn tỷ đồng
16:09, 15/11/2019
Phát hành trái phiếu vàng cho dự án BOT giao thông thay vì bắt ngân hàng làm "con tin"
15:00, 21/10/2019
Hai mặt của trái phiếu doanh nghiệp
11:00, 10/10/2019
Vì sao nhà băng mạnh tay mua trái phiếu Chính phủ?
05:30, 28/09/2019
Lợi ích gì khi mua trái phiếu của BIDV?
15:05, 17/09/2019
Cẩn trọng rủi ro ngân hàng sở hữu chéo trái phiếu
05:30, 17/09/2019
Ngân hàng nào phát hành trái phiếu lớn nhất trong năm 2019?
11:01, 05/09/2019
Làn sóng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc
11:00, 16/09/2019
- Trên thực tế có khá nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất cao. Theo ông, điều này có gây rủi ro đối với các doanh nghiệp?
Kinh doanh trên thị trường tài chính thực chất là mua đi, bán lại rủi ro, được cấu trúc qua các sản phẩm tài chính. Rủi ro này bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành, rủi ro pháp lý… Vì vậy, mỗi sản phẩm tài chính được đưa ra thị trường sẽ có mức độ rủi ro khác nhau.
Một doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức rất cao khi lập ra phương án kinh doanh để huy động vốn cũng không thể đảm bảo 100% dự án đó sẽ thành công. Bởi tín nhiệm được xếp hạng dựa trên dữ liệu hiện tại, còn tương lai thì không ai có thể đảm bảo. Điều quan trọng là doanh nghiệp phát hành phải minh bạch, tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý nói chung và nghĩa vụ công bố thông tin nói riêng một cách đầy đủ; đồng thời sử dụng vốn huy động một cách có hiệu quả.
- Có nhiều ý kiến cho rằng cần luật hóa phát hành trái phiếu riêng lẻ. Quan điểm của ông về vấn đề này là gì?
Đến hết năm 2018, quy mô thị trường vốn đã đạt con số 111% GDP; trong đó thị trường cổ phiếu và TPDN chiếm gần 80% GDP. Khối lượng phát hành TPDN trong 9 tháng đầu năm 2019 cũng tăng trưởng vượt bậc.
Theo Bộ Tài chính, số lượng TPDN phát hành thành công trong gần 2 năm qua còn lớn hơn số lượng trái phiếu Chính phủ phát hành. Điều này cho thấy việc phát triển thị trường vốn trong thời gian qua cho thấy Việt Nam đang có bước đi đúng hướng.
Để đẩy mạnh thị trường TPDN thành kênh cung ứng vốn dài hạn và cân bằng cho thị trường tài chính, giảm thiểu rủi ro khi quá phụ thuộc vào vốn ngắn hạn ngân hàng, nhiều nước đã quy định cụ thể về phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp không phải công ty đại chúng vào Luật Chứng khoán, và Việt Nam cũng nên thực hiện theo hướng này.
Ngay cả Bộ Tài chính cũng cho rằng, phương án tối ưu là quy định chào bán trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp không đại chúng cần thực hiện theo cả 2 luật (Luật Doanh nghiệp và Luật chứng khoán) để đảm bảo khung khổ pháp lý đồng bộ, đầy đủ, rõ ràng, bởi thị trường trái phiếu luôn có rủi ro nhất định cần quản lý chặt chẽ.
Về nguyên tắc, Luật Doanh nghiệp quy định quyền của doanh nghiệp được huy động vốn trái phiếu, trong khi Luật Chứng khoán quy định nguyên tắc chung về chào bán TPDN. Do vậy, điều 29 của dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) nên được sửa theo hướng: Khoản 1 quy định chào bán cổ phiếu riêng lẻ thực hiện theo Luật Doanh nghiệp và quy định pháp luật liên quan; Khoản 2 quy định chào bán trái phiếu riêng lẻ thực hiện theo Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và pháp luật liên quan…
-Xin cám ơn ông!