Ngân hàng tăng giá trị thương hiệu nhờ áp dụng số hóa và cải thiện dịch vụ
Ngày 15/08/2023, Brand Finance phối hợp Mibrand Vietnam - Agency chuyên sâu về tư vấn thương hiệu & nghiên cứu thị trường tổ chức diễn đàn “Brand Finance - Mibrand Vietnam Forum 2023”.
Đây được coi là một trong những sự kiện hội tụ đông đảo nhất các thương hiệu hàng đầu Việt Nam cùng giao lưu, gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm.
>>Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay
Trong khuôn khổ sự kiện lần này, Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam sẽ được Brand Finance và Mibrand Việt Nam trao chứng nhận chính thức về giá trị thương hiệu, thứ hạng, chỉ số sức mạnh thương hiệu và ghi nhận các thành tựu của các thương hiệu trong bảng xếp hạng.
Ghi nhận mức tăng trưởng giá trị thương hiệu chung là 47%, Ngành Ngân hàng chiếm 30% tổng giá trị toàn ngành. Nổi bật là VPBank khẳng định vị thế của mình với sự tăng trưởng vô cùng kinh ngạc, ghi nhận giá trị thương hiệu 1,3 tỷ USD tăng trưởng 47% so với năm 2022 và 154% so với năm 2020, thuộc Top 4 thương hiệu có giá trị tăng trưởng cao nhất Việt Nam.
Theo ông Alex Haigh - Giám đốc điều hành Khu vực châu Á Thái Bình Dương của Brand Finance: “Giá trị thương hiệu của VPbank được tăng lên nhờ sự tăng trưởng vượt bậc về sức mạnh thương hiệu. Sự tăng trưởng ấn tượng này được thúc đẩy bởi hiệu quả truyền thông ấn tượng của các hoạt động tái định vị thương hiệu và thay đổi nhận diện thương hiệu từ giữa năm 2022 – và cả dự báo tài chính.”
Những dự báo tài chính này đã được củng cố khi VPBank có thể hưởng lợi từ sự tăng trưởng chung tại thị trường Việt Nam cũng như các thương vụ mua lại mới của chính VPBank, ví dụ: việc hoàn tất việc mua lại Bảo hiểm OPES và Chứng khoán VPBank đã giúp thương hiệu nâng cao năng lực của mình và phục vụ tất cả khách hàng trên thị trường.
Bên cạnh đó, TPBank được định giá 424,88 triệu USD năm 2023, chỉ số sức mạnh Thương hiệu đạt 69,37 xếp hạng AA-. TPBank đã đạt được thành công đáng kể trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận, khẳng định mình là một ngân hàng nổi bật trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.
Chiến lược tập trung vào các sản phẩm cho vay bán lẻ đã được minh chứng là một yếu tố then chốt góp phần tạo nên những sự thành công này, đặc biệt là ở thị trường mà hoạt động cho vay bán lẻ có mức độ thâm nhập thấp. Bằng cách giải quyết nhu cầu cho vay bán lẻ và triển khai các thủ tục cho vay hợp lý thông qua chuyển đổi kỹ thuật số, ngân hàng đã thu hút và mở rộng đối tượng khách hàng của mình một cách hiệu quả, đặc biệt là nhóm nhân khẩu học trẻ.
Bên cạnh đó, việc chú trọng vào các giải pháp tài chính sáng tạo và quan hệ đối tác cũng là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng cả TPBank. Ngân hàng còn tích cực phát triển và tích hợp các dịch vụ tài chính vào các nền tảng đối tác thông qua các khái niệm như Open Banking và Banking as a Service.
>>Còn dư địa giảm lãi suất cho vay từ 1,5-2% một năm
Theo ông Alex Haigh: “Cam kết đổi mới của TPBank được thể hiện rõ qua số điểm ấn tượng 9,9/10 trong thuộc tính nghiên cứu "Đổi mới" của chúng tôi. Thêm vào đó, với việc duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp và triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả, TPBank đã khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt. Điều này đã tạo niềm tin cho nhà đầu tư và các bên liên quan, góp phần vào sự tăng trưởng và thành công của ngân hàng.”
Cũng trong bức tranh đa dạng và cạnh tranh của thị trường ngân hàng Việt Nam đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) đã vươn lên khẳng định mình là một trong 5 thương hiệu ngân hàng mới thành lập có giá trị nhất tại Việt Nam, với giá trị thương hiệu 125,31 triệu USD và chỉ số sức mạnh Thương hiệu đạt 52,86 xếp hạng A-.
Các yếu tố góp phần tạo nên thành công của thương hiệu này có thể kể đến như: quản lý rủi ro tốt, liên tục mở rộng mạng lưới ngân hàng trên toàn quốc, hiệu quả hoạt động kinh doanh gia tăng và nguồn tài chính ổn định. “Với hơn 27 năm hoạt động và phát triển, OCB đã xây dựng một danh tiếng vững chắc như một tổ chức ngân hàng ổn định và đáng tin cậy. Sự thành công trong việc tăng trưởng và duy trì sự ổn định đó của OCB đã gắn kết sự tin tưởng từ phía khách hàng và các bên đối tác" - Ông Alex Haigh lý giải.
Ông Lại Tiến Mạnh - Giám đốc điều hành Mibrand Vietnam nhận định “Nền kinh tế Việt Nam đã phải đối diện với một khởi đầu khó khăn nửa đầu năm 2023 khi xuất khẩu suy giảm và lãi suất toàn cầu tăng. Bảng xếp hạng là một mình chứng rõ ràng cho khả năng phục hồi trước những thách thức kinh tế của các thương hiệu ngân hàng tại Việt Nam qua nỗ lực nghiên cứu để thấu hiểu khách hàng, triển khai số hóa và cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ...”.
Có thể bạn quan tâm
Hạ lãi vay: Ngân hàng cần chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp
05:30, 17/08/2023
Áp lực biên lãi ròng của các ngân hàng
13:47, 16/08/2023
Nợ xấu “phình to”, ngân hàng gặp “khó"
03:10, 16/08/2023
Tăng trưởng của 27 ngân hàng niêm yết đang ra sao?
11:00, 14/08/2023
Rút tiền tại ATM các ngân hàng dễ dàng với Sacombank Pay
02:45, 12/08/2023