[VBF GIỮA KỲ 2018] Doanh nghiệp FDI tạo "sức ép" cho doanh nghiệp nội

Bài Hằng Hà - ảnh Quốc Tuấn 04/07/2018 09:07

Doanh nghiệp FDI đang tạo “sức ép” để doanh nghiệp Việt Nam quyết liệt tiếp cận công nghệ tiên tiến, nâng cao kỹ năng quản trị theo chuẩn quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

  • VBF giữa kỳ 2018: Liên kết nội - ngoại cùng hướng tới lợi ích chung

    07:30, 04/07/2018

  • "Tôi luôn bị dằn vặt với câu chuyện làm thế nào để doanh nghiệp trong nước lớn lên"

    17:40, 03/07/2018

  • Nhận diện những rủi ro khi đầu tư vào Việt Nam

    06:35, 04/07/2018

  • Để doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu?

    09:21, 04/07/2018

Ông Tomaso Andreatta - đồng Chủ tịch VBF cho rằng, năm 2018 là năm quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đang trên đà tăng trưởng nhanh nhờ đẩy mạnh xuất khẩu và duy trì được nguồn đầu tư ổn định từ bên ngoài. 

Tuy nhiên, theo ông Tomaso, Việt Nam cũng đang đối mặt với những thách thức, trong đó có yếu tố từ bên trong và bên ngoài. Ví dụ yếu tố bên ngoài đó là bảo hộ thương mại, chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế. Yếu tố bên trong đó là có thể xảy ra việc vỡ bong bóng bất động sản và gây hậu quả lên hệ thống ngân hàng, và ảnh hưởng đến nền kinh tế. 

Đại biểu tham dự Diễn đàn VBF giữa kỳ 2018.

Đại biểu tham dự Diễn đàn VBF giữa kỳ 2018.

Ngoài ra, so với những nền kinh tế lớn khác, đối với Việt Nam thương mại quan trọng. Theo đó nếu có thay đổi về thương mại, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều tới kinh tế Việt Nam. 

Vì vậy, ông Tomaso đề xuất, bên cạnh việc Việt Nam bảo vệ thị trường nội địa thì cũng cần sớm phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do — cần phê chuẩn các hiệp đinh đã ký và cải cách hệ thống luật pháp để tuân thủ các hiệp định này.

 Ông Kyle F.Kelhpfer - Giám đốc Quốc gia cấp cao, Việt Nam, Lào, Campuchia cho rằng, những đóng góp của khu vực FDI vào nền kinh tế Việt Nam là quan trọng, tuy nhiên để đa dạng nguồn vốn đầu tư từ khu vực FDI và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, Việt Nam cần có sự thay đổi, về việc thu hút đầu tư đa dạng nhà đầu tư, trong đó đặc  biệt chú trọng đến việc tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI, để tạo lợi ích chung. Yêu cầu này được đưa ra trong bối cảnh, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. 

Ở chiều ngược lại, điểm lại tình hình kết quả đầu tư của khu vực FDI đối với nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, FDI đang có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế. Hiện nay đang có 128 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với khoảng 26 nghìn dự án trị giá khoảng 326 tỷ USD.

 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Diễn đàn.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Diễn đàn.

Theo đó, khu vực FDI khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế khi đóng góp vào 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, 25% GDP. Trong đó, 58% vốn FDI tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI chiếm 72.6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, khu vực FDI cũng đang tạo ra 3,6 triệu lao động trực tiếp , 5-6 triệu lao động gián tiếp. 

Bộ trưởng Bộ KH - ĐT Nguyễn Chí Dũng cũng thừa nhận, mặc dù tác động lan toả giữa khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp Việt Nam đã có. Điều này được thể hiện trong việc tạo “sức ép” để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận công nghệ tiên tiến, nâng cao kỹ năng quản trị theo chuẩn quốc tế, tạo ra nhiều việc làm. Tuy nhiên, sự liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội chưa tạo được liên kết như kỳ vọng, chuyển giao công nghệ còn hạn chế.  

Chủ đề của VBF giữa kỳ 2018 đó là tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, cũng đặt ra những thách thức về việc cơ cấu doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp trong nước là doanh nghiệp nhỏ, thiếu kinh nghiệm trong việc bán sản phẩm cho các khách hàng có thị trường toàn cầu, và phải sản xuất các sản phẩm chất lượng hàng đầu với mức giá hợp lý. 

Đó là lý do tại sao doanh nghiệp FDI vẫn phải mang các nhà cung cấp từ bên ngoài vào thay vì đưa các công ty Việt Nam tăng tốc ở nhiều cấp độ. Các công ty Việt Nam cần có trình độ quản lý cấp quốc tế, quản lý cấp cấp trung, cần các trường đào tạo, các công ty dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ,.. Mặc dù để làm được những điều này không dễ dàng tuy nhiên Việt Nam cũng cần có những nghiên cứu chính sách hợp lý phù hợp với các cam kết FTA và quá trình hội nhập. 

Bài Hằng Hà - ảnh Quốc Tuấn