“88% doanh nghiệp biết đến cơ chế một cửa quốc gia”

Thanh Trang 24/07/2018 12:22

Phó Chủ tịch VCCI Đoàn Duy Khương khẳng định: 95% doanh nghiệp đánh giá việc khai báo hải quan điện tử đã giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian trong thông quan và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • Kết quả thực hiện cơ chế một cửa quốc gia chưa như mong đợi

    11:27, 24/07/2018

  • “Kết quả triển khai cơ chế một cửa quốc gia còn khiêm tốn”

    10:52, 24/07/2018

  • Tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia

    08:13, 24/07/2018

  • Thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, cải thiện môi trường kinh doanh

    20:47, 19/07/2018

  • Bộ GTVT: Triển khai 52 thủ tục cơ chế một cửa quốc gia

    05:26, 22/06/2018

Tại hội thảo, Phó chủ tịch VCCI cho biết, VCCI đang thực hiện 1 thủ tục hành chính là cấp giấy chứng nhận (C/O) cho hàng hóa xuất khẩu. VCCI đã đưa thủ tục này vào kế hoạch triển khai cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN.

Trong năm 2015, VCCI đã thực hiện khảo sát về khả năng tiếp cận thông tin về Cơ chế một cửa với 1000 doanh nghiệp trên phạm vi cả nước và nhận được phản hồi của 700 doanh nghiệp. Kết quả cho thấy có khoảng 88% DN biết về cơ chế một cửa và thực hiện khai báo hải quan C/O mẫu D là chủ yếu.

Phó chủ tịch VCCI cho biết, VCCI đang thực hiện 1 thủ tục hành chính là cấp giấy chứng nhận (C/O) cho hàng hóa xuất khẩu. VCCI đã đưa thủ tục này vào kế hoạch triển khai cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN.

Phó chủ tịch VCCI Đoàn Duy Khương cho biết, VCCI đang thực hiện 1 thủ tục hành chính là cấp giấy chứng nhận (C/O) cho hàng hóa xuất khẩu. VCCI đã đưa thủ tục này vào kế hoạch triển khai cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN.

Từ cuối 2015 đến nay, VCCI phối hợp với bộ tài chính và một số bộ ngành liên quan tổ chức trên 20 hội thảo trên phạm vi toàn quốc cho gần 2000 doanh nghiệp xuất nhập.

Đồng thời, ông Khương cũng cho biết, trong thời gian qua, VCCI đã chủ tiến hành các hoạt động nghiên cứu, rà soát, các quy định về kiểm tra chuyên ngành và có kiến nghị tới các bộ ngành  để sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

“Cụ thể, VCCI đã rà soát pháp luật Việt Nam về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu với cam kết của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU  về Hải quan và Tạo thuận lợi thương mại, có tính tới cả các quy định trong CPTPP. Những phát hiện về những bất cập của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay là nền tảng cho những đề xuất sửa đổi quy định pháp luật trong nước trong bối cảnh thực hiện các cam kết trong các FTA thế hệ mới”, ông Khương nói.

Đồng thời, VCCI tiến hành điều tra, khảo sát doanh nghiệp thường xuyên tập hợp các vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu, trong đó có kiểm tra chuyên ngành và thực hiện thủ tục cơ chế một cửa quốc gia.

Từ năm 2016, việc tiến hành điều tra doanh nghiệp đánh giá  mức độ hài lòng trong việc thực hiện thủ tục hải quan đã trở thành một hoạt động thường niên. Từ tháng 4/2017, VCCI phối hợp với Tổng cục Hải quan công bố kết quả điều tra 2016. Từ tháng 10 đến tháng 12/2017, VCCI đã tiến hành điều tra doanh nghiệp đánh giá mức độ hài lòng trong việc thực hiện thủ tục hải quan 2017, trong đó trọng tâm lĩnh vực là kiểm tra chuyên ngành và cơ chế một cửa quốc gia. Hiện VCCI đã xử lý xong số liệu, kết quả sẽ được công bố vào quý III/2018. Sơ bộ kết quả điều tra này cho thấy một số bất cập lớn về kiểm tra chuyên ngành như: quy định về kiểm tra chuyên ngành nằm ở nhiều văn bản khác nhau, thời gian kiểm tra chuyên gia chuyên ngành quá dài, một loại hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của nhiều cơ quan, nhiều hình thức khác nhau..

Trong việc thực thi, việc phối hợp giữa các cơ quan chưa tốt, thời gian kiểm tra kéo dài hơn quy định, có tình trạng chỉ định độc quyền trong giấy chứng nhận phù hợp,

Về kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp năm 2018, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, trong năm 2018 VCCI sẽ tiếp tục phối hợp với Tổng cục Hải quan tiếp tục điều tra doanh nghiệp  tập trung chuyên sâu vào lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành và một cửa quốc gia, nhằm đánh giá những tác động của những thay đổi chính sách, pháp luật gần đây trong lĩnh vực này. Đồng thời, cũng thu thập ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp về những bất cập nảy sinh,  để từ đó kiến nghị các cơ quan nhà nước có liên quan, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Thanh Trang