VCCI: Phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh ngành chứng khoán còn nhiều vấn đề

Huyền Trang 30/07/2018 13:56

VCCI vừa có văn bản gửi Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi một số nghị định quy định về ĐKKD thuộc Bộ Tài chính, trong đó có lĩnh vực chứng khoán.

Có thể bạn quan tâm

  • Cắt giảm điều kiện kinh doanh phải đi vào thực chất

    05:35, 20/07/2018

  • Thủ tướng mạnh tay hơn với cắt giảm điều kiện kinh doanh

    05:35, 19/07/2018

  • Thủ tướng nghiêm cấm tự đặt thêm điều kiện kinh doanh

    20:09, 13/07/2018

  • Giới taxi tiếp tục “than” điều kiện kinh doanh bất bình đẳng so với Grab

    05:15, 04/07/2018

  • Khó như... “cắt bỏ” điều kiện kinh doanh

    05:30, 29/06/2018

Phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh còn nhiều vấn đề

Trong bản góp ý của mình, về cơ bản, các quy định tại dự thảo đã bám sát các đề xuất trong phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh đã được Bộ Tài chính phê duyệt tại Quyết định 832/QĐ-BTC ngày 31/5/2018. Tuy nhiên, phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh đang còn nhiều vấn đề.

VCCI vừa có văn bản gửi Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi một số nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, trong đó có lĩnh vực chứng khoán.

VCCI vừa có văn bản gửi Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi một số nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, trong đó có lĩnh vực chứng khoán.

Tại thời điểm xây dựng phương án, VCCI từng có ý kiến góp ý tại Công văn 0776/PTM-PC ngày 23/4/2018, trong đó đề xuất bãi bỏ nhiều điều kiện kinh doanh, bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Đối chiếu với dự thảo hiện tại, hầu hết các đề xuất của VCCI đều chưa được tiếp thu, nhưng không nhận được bản giải trình lý do không tiếp thu từ Bộ Tài chính.

Vì vậy, để hoạt động cắt giảm điều kiện kinh doanh được thực hiện thực chất, VCCI đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi theo hướng đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh.

Không chỉ giới hạn trong phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh đã được phê duyệt, mà cần cân nhắc các kiến nghị về bãi bỏ điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính…

Một số điều kiện thực chất là “làm nhẹ” điều kiện kinh doanh

Theo quan điểm của VCCI ở lần cắt giảm này, dự thảo đã đưa ra khá nhiều nội dung thể hiện cắt giảm các điều kiện kinh doanh với các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, một số nội dung cắt giảm chưa thực chất, chưa thể hiện tư duy cải cách đột phá của cơ quan quản lý nhà nước, mà mới chỉ dừng lại ở “làm nhẹ” một số điều kiện kinh doanh.

Chẳng hạn, liên quan đến điều kiện về nhân sự khi cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, quy định hiện hành ràng buộc nhân sự làm tổng giám đốc (giám đốc) phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại các bộ phận nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán…; có kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu 3 năm; không bị xử phạt theo pháp luật chứng khoán trong vòng 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ… Qua rà soát, Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm còn ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc tại các bộ phận nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán; có kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu 2 năm; không bị xử phạt theo pháp luật chứng khoán trong vòng 6 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ…

Tương tự, về điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty quản lý quỹ, yêu cầu đối tượng xin phép thành lập tổ chức này phải có danh sách dự kiến tổng giám đốc (giám đốc) và phải đáp ứng các tiêu chuẩn: Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm tại các bộ phận nghiệp vụ của các tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… Qua rà soát, Bộ Tài chính đề xuất giảm điều kiện về thời gian xuống còn 4 năm.

Kiểu cắt giảm về điều kiện nhân lực như trên, theo VCCI, thể hiện tính chưa triệt để, không tạo ra sự thay đổi thực chất, vì vẫn giữ nguyên điều kiện kinh doanh.

Để cắt giảm điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực tài chính nói chung, chứng khoán nói riêng một cách thực chất, ngoài đòi hỏi khắc phục những điểm chưa ổn nêu trên, có ý kiến đề nghị Bộ Tài chính xem xét, phân tích kỹ lưỡng hiện trạng về điều kiện kinh doanh.

Bộ cần làm rõ việc có thực sự cần duy trì các điều kiện kinh doanh như tiêu chí quy định tại Điều 7, Luật Đầu tư hay không (các điều kiện kinh doanh chỉ nhằm đảm bảo các lợi ích công cộng), tránh bỏ sót những điều kiện kinh doanh lẽ ra nên được cắt giảm triệt để, thay vì chỉ sửa đổi mang tính hình thức, hay vẫn duy trì như quy định hiện hành. 

Huyền Trang