VBS 2018: Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam kết nối với nhiều xu hướng mới
Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018 là phiên chợ ý tưởng và là cơ hội tốt để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam kết nối với nhiều xu hướng mới của thế giới.
Đây là nhận định của TS Vũ Tiến Lộc Chủ tịch VCCI đưa ra tại Họp báo trước thềm VBS 2018. Hội nghị này được diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN sẽ diễn ra từ ngày 11-13/9, tới đây.
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) trước hết là phiên chợ ý tưởng, nơi các nhà hoạch định chính sách, giới doanh nhân, các nhà nghiên cứu, cơ quan truyền thông, tổ chức xã hội... cùng nhau bàn về các hoạt động kinh tế của khu vực và thế giới. Khi tham gia vào đây, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với cộng đồng kinh doanh toàn cầu, xu hướng chính của nền kinh tế thế giới, các xu hướng về quản trị, công nghệ... Điều này rất quan trọng đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Bởi hiện nay, theo TS. Vũ Tiến Lộc, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cấp và chuyên nghiệp hoá mình về công nghệ, năng lực quản trị... mà những xu hướng này đều hội tụ tại WEF ASEAN. Từ đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể cơ cấu lại và xác định tầm nhìn của mình để bắt nhịp theo tiêu chuẩn của hội nhập.
Có thể bạn quan tâm
Thông điệp mạnh mẽ từ VBS 2017
10:22, 08/11/2017
Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS): Các hội thảo chuyên đề (Phiên III)
17:07, 07/11/2017
Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS): Việt Nam - Điểm đến thân thiện với các doanh nghiệp (Phiên II)
17:01, 07/11/2017
VBS 2018 là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện gặp gỡ các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp toàn cầu... để tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh với nhau. Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác và cơ hội đầu tư kinh doanh.
Trước câu hỏi tại phiên thảo luận của họp báo, một trong những điểm đặc biệt của VBS 2018 là có nhiều đại biểu nữ tham gia tham luận. Điều này có ý nghĩa như thế nào? TS Vũ Tiến Lộc cho biết, hiện nay Việt Nam đã có những chủ trương, chính sách về khuyến khích sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động kinh doanh.
"Theo một báo cáo, cứ 10 người làm kinh doanh gần 3 người là phụ nữ. Đây là một tỷ lệ rất cao trên thế giới. Trong hệ thống pháp luật hiện nay, trong đó có Luật Doanh nghiệp và Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy định về việc đưa doanh nghiệp do phụ nữ là một trong những đối tượng ưu tiên. Hay những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là nữ cũng được ưu tiên trong việc tiếp cận tín dụng, tiếp cận thị trường. Ngoài ra, các tổ chức hiện nay có nhiều chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp nữ. Trong đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng có Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam. Theo đó, Hội đồng này có trách nhiệm triển khai hàng loạt hoạt động để hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, kiến thức, quản trị... doanh nghiệp do nữ làm chủ" - TS Vũ Tiến Lộc cho biết.
TS Vũ Tiến Lộc cũng thông tin, năm ngoái, trong khuôn khổ hội nghị APEC 2017, một trong những chủ đề được đưa ra bàn thảo, đó là bình đằng giới. Ngoài ra, khi bàn luận về động lực mới cho sự phát triển của nền kinh tế đã chỉ ra đó chính là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Điều này đã được thể hiện trong các văn kiện và tuyên bố chung của APEC. Ngoài ra, VCCI đã đưa ra sáng kiến thành lập mạng lưới doanh nhân nữ APEC trong khuôn khổ APEC 2017. Hiện nay, sáng kiến này đã được ABC đánh giá cao và VCCI đã phối hợp với Malaysia, Trung Quốc... những nước tích cực phối hợp chuẩn bị cho việc ra đời và triển khai mạng lưới này.
Theo TS Vũ Tiến Lộc khẳng định: "Việc tăng cường vai trò của phụ nữ trong hoạt động kinh doanh không phải là ưu ái cho phụ nữ mà là phát huy được vai trò thực sự của phụ nữ trong xã hội, tạo động lực phát triển kinh tế".