VCCI hỗ trợ doanh nghiệp mô hình quản trị nguồn nhân lực

Cẩm Anh 14/11/2018 12:52

Các nhà quản lý nhân sự và chuyên gia tuyển dụng đang ngày càng chú trọng vào việc cải thiện khả năng gắn kết của nhân viên.

Xây dựng mô hình quản trị nguồn nhân lực đang là

Xây dựng mô hình quản trị nguồn nhân lực đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Ảnh minh họa

Tại Khóa học "Quản trị nhân sự - Kỹ năng Tạo động lực và tăng cường sự gắn kết của nhân viên đối với doanh nghiệp công ty" của VCCI phối hợp với Hiệp hội Tu nghiệp kỹ thuật hải ngoại và Hợp tác bền vững (AOTS), Giáo sư Tatsunobu Maita, Giám đốc, CEO Công ty HR Business Partner Inc., Nhật Bản nhận định, một doanh nghiệp có một đội ngũ nhân viên gắn kết đồng nghĩa với việc họ có trong tay một lợi thế cạnh tranh vượt trội.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang được toàn cầu hóa và cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, ông Maita cho rằng, một trong những chìa khóa mấu chốt giải quyết vấn đề là các doanh nghiệp cần tập trung vào mục tiêu cải thiện các điều kiện tuyển dụng, môi trường làm việc và đẩy mạnh sự phát triển doanh nghiệp dựa trên việc cải thiện mối quan hệ giữa người lao động và giới sử dụng lao động.

Có thể bạn quan tâm

  • Khởi nghiệp sáng tạo thất bại vì thiếu cách quản trị nhân sự

    07:23, 25/10/2018

  • Khởi nghiệp dễ gặp trái đắng nếu không quản trị nhân sự chuyên nghiệp từ đầu

    04:28, 27/08/2018

  • Doanh nghiệp khởi nghiệp với bài toán quản trị nhân sự

    10:47, 24/08/2018

  • Bí quyết quản trị nhân sự 80:20 của CEO Eximrs

    04:08, 15/08/2018

"Việt Nam có thể học hỏi nhiều mô hình quản trị nhân sự từ các nước phát triển để tạo ra môi trường gắn kết nhân viên. Tuy nhiên, với sự gần gũi tương đồng về văn hóa, con người, phương thức quản lý nguồn nhân lực của Nhật Bản vẫn được đánh giá là phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam. Phương thức coi trọng từng cá nhân trong doanh nghiệp có thể giúp đáp ứng nhu cầu đào tạo và sở hữu nguồn nhân lực tay nghề cao, chất lượng cao của Việt Nam", ông Maita cho biết.
Hiện các doanh nghiệp Việt Nam trung bình chỉ sử dụng khoảng 40% năng suất của nguồn nhân lực đang sở hữu. Theo ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam cần ưu tiên 4 vấn đề lớn gồm: phát triển bao trùm và sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân; đầu tư nguồn nhân lực và tri thức; bền vững môi trường và năng lực ứng phó; quản trị tốt. Trong đó, đầu tư nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết để có nguồn nhân lực chất lượng cao hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Cẩm Anh