VCCI chuyển mình mạnh mẽ
Với những nỗ lực vượt bậc, trong 2018, VCCI với vai trò là "mái nhà chung" của cộng đồng doanh nghiệp đã có những hoạt động tích cực để hỗ trợ cộng đồng.
Trong 2018, VCCI vẫn tiếp tục triển khai các chương trình, đề án thực hiện Nghị quyết 09/BCT-NQ về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân gồm: tuyên truyền, thúc đẩy xây dựng văn hóa trong kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp… VCCI còn tiếp tục thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. VCCI còn tiếp tục triển khai các thỏa thuận hợp tác, cam kết đã ký và 20 thỏa thuận hợp tác ký mới trong năm 2018 với các cơ quan, địa phương, hiệp hội và tổ chức quốc tế.
Góp phần nâng cao vị thế Việt Nam
Điểm nhấn trong chuỗi hoạt động của VCCI là chủ trì và phối hợp tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp Tiểu vùng Mê-kông mở rộng (GMS Business Summit) bên lề Hội nghị Thượng GMS 6 và Hội nghị CLV lần thứ 10. Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2018 (Viet Nam Business Summit – VBS 2018) trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về ASEAN 2018. Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2018 với chủ đề “Liên kết Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài – Hợp tác cùng có lợi” và kì cuối năm 2018 với chủ đề “Chia sẻ cơ hội trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu”. Đây đều là những diễn đàn lớn, thu hút được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, nhằm tăng cường đối thoại giữa doanh nghiệp và Nhà nước, kết nối các doanh nghiệp trong khu vực và thế giới.
Tham dự kỳ họp 2, 3 và 4 của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC năm 2018 được tổ chức tại Nhật Bản, Malaysia và Papua New Guinea. Với tư cách Chủ tịch ABAC Việt Nam và đồng Chủ tịch ABAC, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đã đồng chủ trì toàn bộ các kỳ họp, phiên họp của Hội đồng Chủ tịch, các phiên thảo luận toàn thể; tham gia các nhóm chuyên đề, cuộc họp riêng các thành viên ASEAN và phiên họp những thành viên chủ chốt về tầm nhìn sau 2020.
Trong năm 2018, VCCI tổ chức được 132 đoàn với gần 5.900 lượt doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh... Đón và bố trí chương trình làm việc cho 375 đoàn với gần 25.600 lượt doanh nghiệp nước ngoài đến khảo sát và tìm hiểu thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, VCCI cũng đã tổ chức được 580 cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm, gặp gỡ doanh nghiệp với sự tham dự của gần 63.000 lượt doanh nghiệp; tổ chức được 1.350 khóa đào tạo cho gần 73.000 lượt cán bộ quản lý, doanh nghiệp tham dự với nhiều chủ đề, chuyên đề khác nhau. Tổ chức 10 cuộc triển lãm chuyên ngành tại Việt Nam, thu hút hơn 49.450 lượt người tham quan và 1 cuộc triển lãm quốc tế tại nước ngoài. Tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại – đầu tư song phương và đa phương nhằm đẩy mạnh hơn nữa trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước, các khu vực kinh tế trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm
VCCI đề nghị xem lại Quy định về cửa khẩu nhập để làm thủ tục hải quan
09:51, 29/12/2018
VCCI sẽ sát cánh cùng Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Cao Bằng
00:36, 28/12/2018
Hội nghị thường kỳ lần thứ 9, Ban chấp hành VCCI khóa VI
16:17, 26/12/2018
VCCI: Đề nghị thu hẹp thời gian đình chỉ hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất
06:30, 07/12/2018
VCCI: Xem xét lại việc sửa đổi, bổ sung quy định “Thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan”
06:30, 06/12/2018
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Năm 2018 môi trường kinh doanh Việt Nam có nhiều thay đổi tích cực
08:46, 04/12/2018
Nỗ lực xây dựng thể chế, thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh
Trong năm qua, VCCI đã tham gia Ban soạn thảo, tổ biên tập 16 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Luật quản lý thuế, Luật quản lý nợ công, Nghị định sửa đổi về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp… Tham gia hoạt động thẩm định, thẩm tra 26 dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Cùng với các hoạt động khác, VCCI còn tổ chức gần 320 hội nghị, hội thảo góp ý chính sách, pháp luật với sự tham dự của 44.800 lượt doanh nghiệp, lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp hoàn thiện góp ý 120 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật...
Điểm nổi bật trong báo cáo PCI năm 2017 là sự tăng điểm số của tất cả các tỉnh, thành phố so với năm 2016. Đặc biệt, lần đầu tiên tất cả 5 thành phố trực thuộc trung ương gồm: TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ đã nằm trong nhóm 15 địa phương có thứ hạng PCI cao nhất. Điều này cho thấy sự chuyển biến của chính quyền địa phương đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh là rõ nét.
VCCI còn là một thành viên tích cực tham gia Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao về cắt giảm thủ tục hành chính tại nhiều bộ, ngành, địa phương. Phối hợp tổ chức nhiều hoạt động nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, VCCI tiếp tục triển khai Nghị quyết 35/NQ-CP về "Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020". VCCI đã triển khai thực hiện 5/5 nhiệm vụ được giao, đã trực tiếp tập hợp từ các kênh thông tin được 701 kiến nghị của các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trên cả nước. Các bộ, ngành, địa phương đã trả lời được 546 kiến nghị (đạt 77,89). Ngoài ra, VCCI cũng tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá về chất lượng trả lời kiến nghị của các bộ ngành, địa phương ý kiến của 1007 doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp đã có kiến nghị gửi các bộ, ngành, địa phương trong năm 2017 và 2018. Qua kết quả cho thấy, 65,5% trả lời hài lòng, 7,3% trả lời rất hài lòng, 27,2% trả lời chưa hài lòng.
Thực hiện nhiệm vụ được giao trong Chỉ thị 26/CT-TTg, VCCI đã trình Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai cuộc vận động “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”, phối hợp tổ chức Lễ Phát động phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”.
Trong năm 2018, vai trò, vị trí, uy tín, hình ảnh của VCCI tiếp tục được nâng cao, được Đảng, Nhà nước, Chính phủ tin tưởng giao nhiều nhiệm vụ quan trọng và đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao phó.
Một năm đồng hành cùng doanh nghiệp - VCCI tiếp tục tham vấn cho Chính phủ và các bộ ngành về xây dựng chính sách phát triển doanh nghiệp DNNVV và triển khai nhiều chương trình, đề án hỗ trợ DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh với nhiều hoạt động như hội thảo, đào tạo, tư vấn… - VCCI tiếp tục hỗ trợ khởi nghiệp 2018 tiếp tục được đẩy mạnh với nhiều nội dung thiết thực: tổ chức phát động khởi nghiệp - Festival Khởi nghiệp 2018; tổ chức hơn 30 khóa đào tạo với gần 1000 học viên là sinh viên, thanh niên, DNNVV; hưởng ứng Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu (GEN) và Tuần lễ khởi nghiệp toàn cầu... VCCI đã ký Biên bản ghi nhớ về việc VCCI tiếp tục là tổ chức đầu mối cấp quốc gia của Tuần lễ khởi nghiệp toàn cầu (GEW) tại Việt Nam giai đoạn 2018-2020. - VCCI đã triển khai 8 dự án, đề án, sáng kiến, chương trình về phát triển bền vững: Tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai sáng kiến “Zero Waste to Nature” giữa VCCI với các tập đoàn quốc tế lớn; tổ chức Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững năm 2018 với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triển bền vững trong thời kì Cách mạng Công nghiệp 4.0”; Tổ chức chương trình đánh giá công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2018 dựa trên bộ chỉ số CSI. - VCCI tiếp tục là đầu mối thông tin và tư vấn lớn nhất cho doanh nghiệp về WTO và các Hiệp định thương mại quan trọng mà Việt Nam đang tham gia, hỗ trợ doanh nghiệp trong những vấn đề nóng về pháp lý liên quan đến hội nhập kinh tế, đặc biệt là việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ cũng như các biện pháp bảo hộ thương mại nói chung tại Việt Nam và Thế giới. Trong năm 2018, VCCI đã hỗ trợ cho các hiệp hội và doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến 13 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại ở nước ngoài; thực hiện 02 góp ý hoàn thiện pháp luật nội địa về phòng vệ thương mại; thực hiện 01 nghiên cứu về xu hướng bảo hộ thương mại quốc tế... |