Vị thế mới của VCCI
VCCI đã thực sự trở thành cầu nối xúc tiến thương mại và đầu tư giữa các doanh nghiệp trong nước và thế giới.
Để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hoạt động của VCCI trong năm 2018 tiếp tục được đẩy mạnh với việc lấy doanh nghiệp là trung tâm của mọi hoạt động
Trong năm 2018 và 2019, VCCI tiếp tục hoàn thiện và bảo vệ thành công đề tài cấp nhà nước “Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta: thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp” do TS. Vũ Tiến Lộc là chủ nhiệm đề tài, thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học lý luận giai đoạn 2016 – 2020 của Hội đồng lý luận Trung ương chủ trì. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được dùng làm đầu vào để chuẩn bị cho các Văn kiện Đại hội XIII. |
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại quốc tế
Một trong những sự kiện lớn trong năm 2018 là VCCI đã chủ trì, phối hợp tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp Tiểu vùng Mê-kông mở rộng (GMS Business Summit) bên lề Hội nghị Thượng GMS 6 và Hội nghị CLV lần thứ 10.
Có thể bạn quan tâm
VCCI chuyển mình mạnh mẽ
09:30, 30/12/2018
VCCI đề nghị xem lại Quy định về cửa khẩu nhập để làm thủ tục hải quan
09:51, 29/12/2018
VCCI sẽ sát cánh cùng Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Cao Bằng
00:36, 28/12/2018
VCCI Thanh Hóa: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
12:49, 26/12/2018
Bên cạnh đó, một điểm nhấn của VCCI trong năm 2018 được cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao là việc tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc trong bài phát biểu đã nhấn mạnh tinh thần doanh nghiệp và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là những động lực mới trong sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và chủ đề của Hội nghị VBS 2018: “Việt Nam là đối tác kinh doanh tin cậy” chính là cam kết của Việt Nam với toàn thế giới. Thành công của hội nghị đã góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, quảng bá hình ảnh Việt Nam như một điểm giao kết quan trọng của chuỗi giá trị toàn cầu đối với các nhà đầu tư quốc tế.
Đồng thời, VBS 2018 là tiền đề quan trọng để Việt Nam tổ chức VBS 2019, đưa sự kiện này trở thành hoạt động thường niên quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững
Năm 2018 đánh dấu việc VCCI lần đầu tiên tổ chức Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững với chủ đề: “Nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triển bền vững trong thời kì Cách mạng Công nghiệp 4.0”. VCCI đã có 6 khuyến nghị với Chính phủ nhằm xây dựng các chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững từ đó hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triền bền vững.
Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập, và tham gia vào nhiều FTA. Trong bối cảnh đó, VCCI tiếp tục là đầu mối thông tin và tư vấn lớn nhất cho doanh nghiệp về WTO và các Hiệp định thương mại quan trọng mà Việt Nam đang tham gia.
Ngoài ra, công tác đại diện giới sử dụng lao động tiếp tục được đề cao với việc VCCI đã tổ chức nhiều cuộc lấy ý kiến trực tiếp cũng như tham vấn bằng các hình thức khác với nhóm chuyên gia giới chủ ở cả phía Nam và phía Bắc với thành viên đến từ các Hiệp hội doanh nghiệp như Dệt may, Điện tử, Thủy sản…
Trong năm 2018, VCCI đã triển khai điều tra, nghiên cứu, khảo sát, xây dựng phương án tăng lương tối thiểu vùng 2019 của đại diện người sử dụng lao động. Đồng thời, tham gia các phiên họp thương lượng về phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2019 do Hội đồng Tiền lương quốc gia chủ trì.
Cùng doanh nghiệp gỡ nhiều “rào cản”
Ngoài ra, các hoạt động hỗ trợ, đại diện cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam tiếp tục được VCCI đẩy mạnh. Trong đó, công tác đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, tham mưu cho Đảng, Nhà nước, góp ý xây dựng chính sách được VCCI đề cao với việc tham gia Ban soạn thảo, tổ biên tập 16 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Luật quản lý thuế, Luật quản lý nợ công, Nghị định sửa đổi về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp… VCCI cũng phối hợp với các chuyên gia xây dựng và công bố Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh.
Qua các cuộc điều tra, khảo sát của VCCI cho thấy, các doanh nghiệp phản ánh về nhiều khó khăn, vướng mắc trong cơ chế chính sách, đặc biệt là việc tiếp cận các nguồn lực để phát triển; việc tiếp cận nguồn tài chính của các doanh nghiệp tư nhân từ ngân hàng chưa thuận lợi; tiếp cận nguồn tài chính từ quỹ hỗ trợ phát triển còn hạn chế; chưa có sự bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân…
Năm 2018 có thể đánh dấu là một năm “được mùa” của VCCI trong các hoạt động hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp.