PCI 2018: Quảng Ninh tiếp tục giành "ngôi vương"
Với 70, 36 điểm, đây là năm thứ hai liên tiếp tỉnh Quảng Ninh đạt ngôi vị quán quân trên bảng xếp hạng PCI.
Ấn tượng Quảng Ninh
Trong năm vừa qua, 60% doanh nghiệp trả lời điều tra PCI tại Quảng Ninh cho biết, thời gian thực hiện thủ tục hành chính được rút ngắn hơn so với quy định và 74% doanh nghiệp đánh giá thủ tục giấy tờ đơn giản. Đây là con số cao nhất cả nước.
Bên cạnh đó, một trong những lĩnh vực được doanh nghiệp, các nhà đầu tư khá hài lòng như thủ tục hành chính đất đai, có 65% doanh nghiệp của Quảng Ninh từng thực hiện thủ tục hành chính đất đai trong vòng 2 năm qua tại đây không gặp khó khăn. Quảng Ninh cũng đứng đầu cả nước về chỉ tiêu này.
Có thể bạn quan tâm
Điểm đặc biệt của Báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018
08:41, 28/03/2019
PCI 2018: Cảm hứng và áp lực cải cách ở địa phương
07:00, 28/03/2019
PCI bật tung “rào cản” cải cách
05:30, 28/03/2019
Tuyên Quang: Phấn đấu chỉ số PCI tăng thêm từ 6 đến 10 bậc
14:50, 19/03/2019
Có thể thấy, sức nóng cải cách môi trường kinh doanh riếp tục được Quảng Ninh duy trì qua nhiều nỗ lực. Với việc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” gồm tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, huyện, thành phố.
Đồng thời, môi trường kinh doanh của Quảng Ninh đang thay đổi theo hướng minh bạch hơn, chỉ 53% doanh nghiệp cho biết cần có ‘mối quan hệ’ để có được các tài liệu của tỉnh, là con số thấp nhất so với các tỉnh, thành phố còn lại trên cả nước.
Việc kết hợp với việc thực hiện đánh giá năng lực cạnh tranh của các sở ngành, huyện thị (DDCI) và triển khai đối thoại doanh nghiệp thường xuyên qua mô hình Café doanh nhân nhằm giải quyết kịp thời vướng mắc khó khăn cho doanh nghiệp.
Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng PCI 2018 là Đồng Tháp, một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, năm nay tiếp tục phá vỡ kỷ lục của chính mình khi đạt 70,19 điểm và xác lập năm thứ 11 liên tiếp nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng đầu PCI cả nước.
Theo đó, năm 2018, có tới 92% doanh nghiệp tham gia Điều tra PCI tại Đồng Tháp đánh giá cán bộ có thái độ thân thiện trong quá trình giải quyết công việc, 90% nhận thấy cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả - hai chỉ tiêu này của Đồng Tháp cao nhất cả nước. Đồng thời, các doanh nghiệp doanh Đồng Tháp cho biết đang được hoạt động trong môi trường kinh doanh bình đẳng nhất so với các tỉnh, thành phố khác.
Sự vận hành hiệu quả của bộ máy chính quyền địa phương vốn gặp nhiều khó khăn về vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng. Đồng Tháp đang nỗ lực xây dựng thương hiệu địa phương theo ý tưởng giản dị, gần gũi.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, Giám đốc dự án PCI đánh giá, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long luôn nằm trong top đầu của bảng xếp hạng trong nhiều năm gần đây. Long An (68,09 điểm) và Bến Tre (67,67 điểm), hai tỉnh giữ vị trí thứ 3 và 4 trên bảng xếp hạng đều tăng 1 bậc so với năm 2017.
Long An đã có cải thiện đáng kể trong việc tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và tạo thuận lợi về tiếp cận đất đai và sử dụng đất ổn định cho các doanh nghiệp dân doanh. Bến Tre cũng được các doanh nghiệp đánh giá tích cực về nỗ lực cải cách hành chính và tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Mặt khác, trong năm vừa qua, Đà Nẵng được các doanh nghiệp đánh giá có cải thiện trong việc giảm chi phí không chính thức cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng giải quyết TTHC tại thành phố này sụt giảm rõ rệt.
Các doanh nghiệp cũng phản ánh về khoảng cách giữa chỉ đạo điều hành của chính quyền thành phố với các sở ngành, huyện thị có sự gia tăng. Đà Nẵng đã lùi xuống vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng PCI 2018, với 67,65 điểm từ vị trí thứ 2 của năm ngoái.
Hà Nội lần đầu lọt top đầu
TOP 10 PCI cả nước lần đầu tiên có sự góp mặt của Hà Nội (65,39 điểm) tại vị trí thứ 9 cùng Bình Dương (66,09 điểm) thứ 6, Quảng Nam (65,85 điểm) đứng thứ 7, Vĩnh Long (65,53 điểm) đứng thứ 8, Hà và TP. Hồ Chí Minh (65,34 điểm) đứng thứ 10, với bước chuyển rõ rệt về chất lượng của bộ phận một cửa trong đăng ký doanh nghiệp. 71% doanh nghiệp tại Hà Nội đánh giá cán bộ am hiểu chuyên môn (năm 2017 là 57%); 86% cho biết cán bộ nhiệt tình, thân thiện (năm 2017 là 53%).
Tỷ lệ doanh nghiệp phải chờ trên 3 tháng mới hoàn thành tất cả các thủ tục để chính thức đi vào hoạt động đã giảm mạnh từ 17% của năm trước đó, xuống còn 5% trong năm vừa qua. Năm 2018 là năm Hà Nội đẩy mạnh đối thoại doanh nghiệp ở các cấp huyện, thị, do vậy những vướng mắc, bức xúc của doanh nghiệp đã có kênh giải tỏa khá hiệu quả (Nhân dân, 2019) .
Kết quả điều tra cho thấy, 67% doanh nghiệp cho biết được tháo gỡ vướng mắc kịp thời (năm 2017 là 57%); 87% doanh nghiệp hài lòng với cách giải quyết, phản hồi của các cơ quan chính quyền tại Hà Nội (tăng 22% so với năm 2017).
Trong năm tỉnh, thành phố tiếp theo trong nhóm 10 tỉnh, Bình Dương trở lại nhóm 10 tỉnh dẫn đầu của PCI 2018 ở vị trí thứ 6, với những kết quả đánh giá tích cực của doanh nghiệp về sự linh hoạt, sáng tạo của chính quyền tỉnh và tính công khai, minh bạch của môi trường kinh doanh.
Cụ thể, 87% doanh nghiệp tham gia điều tra đồng ý với nhận định “UBND tỉnh vận dụng pháp luật linh hoạt nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho kinh tế tư nhân”, tăng so với con số 80% năm 2017. Đồng thời, 76% doanh nghiệp cho biết “UBND tỉnh năng động, sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề mới phát sinh”, tăng so với 70% năm 2017.
Mặc dù vậy, ông Tuấn cho rằng, vẫn có sự chững lại của các tỉnh, thành phố thuộc top đầu. Bản thân quán quân tỉnh Quảng Ninh cũng chưa có nhiều bứt phá so với những năm trước. Do đó, chính quyền các tỉnh, thành phố cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa để đạt được sự thay đổi ấn tượng.
Có thể thấy, kết quả điều tra cho thấy các doanh nghiệp kỳ vọng chính quyền cần nâng cao tính minh bạch của môi trường kinh doanh, tăng chất lượng đào tạo lao động, cải thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và tạo thuận lợi hơn nữa trong việc thực hiện các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh, đặc biệt là nhóm thủ tục về đất đai, thuế, bảo hiểm xã hội, quản lý thị trường, giao thông và xây dựng.