VCCI 'hiến kế" giúp Tây Ninh nâng cao chỉ số PCI

Anh Trà 25/07/2019 00:00

Hiện nay, môi trường kinh doanh của tỉnh Tây Ninh có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, chính quyền tỉnh Tây Ninh vẫn cần tiếp tục duy trì các nỗ lực cải cách.

Chủ tịch VCCI tại tọa đàm

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI tại tọa đàm "PCI - Cơ hội, thách thức và giải pháp cho Tây Ninh"

Tại buổi tọa đàm "PCI – Cơ hội, thách thức và giải pháp cho Tây Ninh", TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định, trong vòng 3 năm trở lại đây tỉnh Tây Ninh có xu hướng tăng trưởng tốt, thể hiện qua một số điểm nhấn như: tỉnh đã có nhiều nỗ lực, sáng kiến, tính minh bạch cao hơn.

Bên cạnh đó, một số giải pháp mới như giải quyết thủ tục hành chính qua mạng xã hội zalo, hay thành lập Ban chỉ đạo để thúc đẩy thực hiện các giải pháp mang tính đột phá cho chiến lược phát triển kinh tế, sự tương tác giữa chính quyền và doanh nghiệp được tốt hơn… cũng được triển khai. 

Có thể bạn quan tâm

  • Tây Ninh hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thành công đô thị thông minh

    13:00, 18/07/2019

  • "Tây Ninh mong muốn VCCI tiếp tục đồng hành, hỗ trợ chính quyền và doanh nghiệp tỉnh"

    12:00, 03/05/2019

  • Đầu tư 10.000 tỷ đồng xây tuyến cao tốc TP HCM-Tây Ninh

    11:51, 24/04/2019

  • Vinamilk khánh thành “Resort bò sữa" Tây Ninh

    19:30, 27/03/2019

Tuy nhiên, trong môi trường đầu tư kinh doanh, Chủ tịch VCCI cho rằng, tỉnh cần khắc phục một số hạn chế, như: chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa cao; còn thủ tục hành chính bị “kêu ca”; sự năng động của chính quyền, cải tiến các thủ tục thuế, hải quan, môi trường, BHXH… cần nhiều giải pháp khắc phục.

iến sĩ Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch VCCI trao đổi tại buổi tọa đàm

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI trao đổi tại buổi tọa đàm

Trong thời gian tới, lãnh đạo VCCI kiến nghị UBND tỉnh cần năng động hơn, nắm bắt và giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp. Tiếp tục bám sát và giải quyết kịp thời vướng mắc cho doanh nghiệp, nếu không thuộc phạm vi của tỉnh thì báo cáo cho Trung ương, cho VCCI biết để phối hợp tháo gỡ.

Đồng thời, thúc đẩy thủ tục hành chính nhanh hơn nữa, tiếp tục nâng cao tính minh bạch, đặc biệt là thông tin về quy hoạch, thị trường, chính sách,… những lĩnh vực được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm khi đến đầu tư tại tỉnh.

Một lĩnh vực quan trọng khác được TS Vũ Tiến Lộc đề xuất với tỉnh là phải cải tiến website của các cơ quan chính quyền; công tác truyền thông phải được chú trọng để quảng bá môi trường đầu tư của tỉnh.

"Đặc biệt, cần tăng cường hơn nữa sự đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp, phối hợp với VNPT để thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong những doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Quan tâm triển khai thực hiện chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) để tăng năng lực cạnh tranh và minh bạch trong quản lý điều hành trên địa bàn tỉnh", Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm của Chủ tịch VCCI, ông Đậu Anh Tuấn- Trưởng ban Pháp chế, Giám đốc dự án PCI thuộc VCCI cũng khuyến cáo thêm đối với tỉnh một số lĩnh vực cần cải thiện như gia nhập thị trường, tính năng động, đào tạo lao động.

Theo đó, một số thực tiễn tốt về cải thiện môi trường kinh doanh cấp tỉnh ở các địa phương khác mà Tây Ninh cần tham khảo như: thực hiện đánh giá năng lực cạnh tranh cấp huyện, thị, sở, ngành (DDCI), hay đổi mới hoạt động đối thoại với doanh nghiệp như mô hình cà phê doanh nhân của tỉnh Đồng Tháp và gần đây đến Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đắk Nông...

Có thể thấy, năm 2018 đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ trong cải thiện chỉ số PCI của tỉnh, song vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Tổng thể số điểm trong bộ tiêu chí PCI của tỉnh vẫn còn mức khiêm tốn, thiếu tính ổn định, các chỉ số thành phần chưa cao.

Theo Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc, với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, tạo bước chuyển mạnh mẽ trong công tác cải cách hành chính, việc cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư sẽ góp phần nâng cao chỉ số PCI của tỉnh trong năm 2019 và những năm tiếp theo, phấn đấu vươn lên ở thứ bậc cao hơn, nằm trong top 10 cả nước. 

Ông Ngọc cho biết, qua góc nhìn khách quan, toàn diện, tư duy sâu sắc của nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, những cơ hội, thách thức, điểm nghẽn và đặc biệt là những yếu kém bất cập trong hoạt động quản lý của địa phương, của bộ máy hành chính tỉnh đã được phân tích và chỉ rõ. 

"Những giải pháp cụ thể của VCCI giúp chính quyền tỉnh Tây Ninh tháo gỡ khó khăn, khắc phục hạn chế, yếu kém đã được nêu ra; đồng thời giúp Tây Ninh nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao chỉ số PCI theo hướng bền vững", ông Ngọc khẳng định.

Tây Ninh nằm trong cửa ngõ trọng điểm của phía Nam, có tuyến đường huyết mạch Xuyên Á kết nối kinh tế các địa phương, địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, du lịch. Tỉnh có đường biên giới kéo dài. Kinh tế 6 tháng đầu năm 2019 của Tây Ninh tăng trưởng ổn định, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn tăng 8,5% so với cùng kỳ, đạt 47,6 % nghị quyết đề ra. Ước tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 5.204,5 tỷ đồng, đạt 65,1%. 

Anh Trà