VCCI: Không đưa biện pháp điều hành xuất nhập khẩu vào diện bí mật nhà nước

Đỗ Huyền 07/09/2019 09:01

VCCI vừa có văn bản trả lời Bộ Công Thương về việc đề nghị góp ý đối với Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục bí mật Nhà nước ngành Công thương.

Có thể bạn quan tâm

  • VCCI: Bỏ quy định về điều kiện sản xuất lắp ráp ô tô phải đảm bảo an toàn

    18:02, 22/08/2019

  • VCCI: Quy định công ty thông tin tín dụng phải có phương án kinh doanh khả thi là không cần thiết

    13:23, 20/08/2019

  • VCCI Đà Nẵng và Sở KHCN TP Đà Nẵng ký kết hỗ trợ khởi nghiệp và doanh nghiệp đổi mới KHCN

    19:15, 16/08/2019

Tài liệu về điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá

Điều 1.19 quy định “Kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng đặc biệt giữ vị trí trọng yếu trong việc phát triển và bảo vệ đất nước chưa công khai” sẽ thuộc diện bí mật Nhà nước. Điều 2.18 quy định “Kế hoạch và biện pháp điều hành xuất nhập khẩu, bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường xã hội chưa công khai” cũng thuộc diện bí mật Nhà nước.

Theo VCCI các quy định này đều cho phép cơ quan nhà nước đưa ra các kế hoạch, biện pháp can thiệp vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.

Nếu đây là hàng hoá thuộc sở hữu nhà nước thì Nhà nước hoàn toàn có quyền xuất nhập khẩu và các kế hoạch, biện pháp điều hành xuất nhập khẩu có thể được giữ bí mật với tư cách là quyết định của chủ sở hữu.

Tuy nhiên, nếu đây là hàng hoá thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức khác thì VCCI cho rằng các biện pháp can thiệp của Nhà nước cần hết sức hạn chế và phải được công khai.

Hiện nay, Luật Quản lý ngoại thương đã có quy định về quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá tại Điều 5. Việc tuyên bố bảo vệ quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vì nó bảo đảm môi trường đầu tư, kinh doanh ổn định, dự liệu được, vốn giữ vai trò nền tảng trong phát triển kinh tế.

Nếu các biện pháp điều hành xuất nhập khẩu được đề cập tại Điều 1.19 và Điều 2.18 của dự thảo đã được quy định trong Luật Quản lý ngoại thương thì cần được ban hành theo đúng trình tự thủ tục của Luật này và do đó, không cần thiết đưa vào diện bí mật nhà nước.

VCCI cho rằng, nếu các biện pháp điều hành xuất nhập khẩu được đề cập tại Điều 1.19 và Điều 2.18 của dự thảo đã được quy định trong Luật Quản lý ngoại thương thì cần được ban hành theo đúng trình tự thủ tục của Luật này và do đó, không cần thiết đưa vào diện bí mật nhà nước.

Các biện pháp can thiệp vào quyền xuất nhập khẩu hàng hoá cũng đã được quy định tại Luật Quản lý ngoại thương như biện pháp hành chính, biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch, biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp kiểm soát khẩn cấp. Qua rà soát, các biện pháp này đều phải thông báo rộng rãi, công bố công khai thậm chí một số biện pháp phải tham vấn, lấy ý kiến rộng rãi trước khi áp dụng.

Nếu các biện pháp điều hành xuất nhập khẩu được đề cập tại Điều 1.19 và Điều 2.18 của dự thảo đã được quy định trong Luật Quản lý ngoại thương thì cần được ban hành theo đúng trình tự thủ tục của Luật này và do đó, không cần thiết đưa vào diện bí mật nhà nước.

Thế nào là hợp đồng, đề án mang tính chiến lược

Điều 2.1 của dự thảo quy định: “Các hợp đồng, đề án mang tính chiến lược của ngành thương mại, cơ khí, luyện kim, năng lượng điện, hoá chất, dầu khí, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác chưa công khai” thuộc diện bí mật nhà nước.

Tuy nhiên, hiện không rõ như thế nào là hợp đồng, đề án mang tính chiến lược.

Hơn nữa, diện các lĩnh vực rất rộng, gồm cả thương mại (thương mại là khái niệm rất rộng, bao gồm hầu hết các ngành kinh tế), công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác (gồm rất nhiều ngành nhỏ hơn trong đó).

Quy định vừa lỏng, vừa rộng như vậy có thể dẫn đến nguy cơ đóng dấu mật một cách tuỳ tiện vào các hợp đồng, đề án.

Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cần làm rõ khái niệm “mang tính chiến lược” và nghiên cứu thu hẹp phạm vi của Điều 2.1 theo hướng chỉ áp dụng cho một số ngành rất hạn chế có liên quan đến an ninh quốc gia.

Đỗ Huyền