Giáo dục nghề nghiệp đã sẵn sàng “bắt nhịp” với làn sóng đầu tư vào Việt Nam

HUYỀN TRANG 11/11/2020 16:54

Việt Nam đang nổi lên như là điểm đến tiềm năng, là điểm đến cho sự phân bổ lại dòng vốn đầu tư, đặc biệt là xu hướng dịch chuyển dòng vốn từ Trung Quốc.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang gây ra tác động xấu trên toàn thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nhưng vẫn đạt được kết quả ấn tượng. Những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam đã giúp nền kinh tế ổn định và một điểm đến của dịch chuyển đầu tư FDI.

Nhiều chuyên gia cho rằng phải tăng cường gắn kết GDNN với thị trường lao động và việc làm bền vững.

Nhiều chuyên gia cho rằng phải tăng cường gắn kết GDNN với thị trường lao động và việc làm bền vững.

Giáo dục nghề nghiệp cần nguồn lực có kỹ năng

Các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam đang nổi lên như là điểm đến tiềm năng, là điểm đến cho sự phân bổ lại dòng vốn đầu tư, đặc biệt là xu hướng dịch chuyển dòng vốn từ Trung Quốc.

Theo Nomura Group (2019), kể từ đầu năm 2018 đến tháng 8/2019, đã có 56 doanh nghiệp quốc tế rời Trung Quốc sang sản xuất tại các nước khác; trong đó, có 26 doanh nghiệp chọn Việt Nam, 11 sang Đài Loan, 11 sang Thái Lan, 3 sang Ấn Độ...

Có nhiều thông tin về việc các nhà đầu tư có kế hoạch dịch chuyển đầu tư tới Ấn Độ và các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình dịch chuyển sẽ không ngay lập tức, mà thường có lộ trình khoảng 2-5 năm, do các chuỗi cung ứng toàn cầu đã được hoàn thiện nên không thể nhanh chóng chuyển dịch.

TS Trương Anh Dũng – Trưởng tiểu ban Giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát dịch Covid-19, cộng với nỗ lực cải cách giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc chạy đua thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ các quốc gia khác trong khu vực đang tạo sức ép cạnh tranh lớn chưa từng có đối với chúng ta.

Các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam đang nổi lên như là điểm đến tiềm năng, là điểm đến cho sự phân bổ lại dòng vốn đầu tư, đặc biệt là xu hướng dịch chuyển dòng vốn từ Trung Quốc.

Các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam đang nổi lên như là điểm đến tiềm năng, là điểm đến cho sự phân bổ lại dòng vốn đầu tư, đặc biệt là xu hướng dịch chuyển dòng vốn từ Trung Quốc.

Hiện có 5 lĩnh vực mà các tập đoàn có xu hướng dịch chuyển vào là: Công nghệ thông tin và công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, thiết bị điện tử, thương mại điện tử và logistic, hàng tiêu dùng và bán lẻ.

Do đó, giáo dục nghề nghiệp cần phải chuẩn bị được nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, vừa tranh thủ thời cơ dân số vàng, vừa thích ứng với CMCN 4.0, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế, góp phần tăng năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đang có làn sóng mới đầu tư vào giáo dục nghề nghiệp

Cũng bình luận về vấn đề này, ông Đỗ Nhất Hoàng – Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho biết:” Hiện đang có “làn sóng” khoảng 60 tỷ USD đang sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam, một trong những lý do thu hút các nhà đầu tư là Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, nguồn nhân lực dồi dào.”

Do xung đột thương mại nói chung, trong đó lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc, các nhà đầu tư đã đón đầu để tái cơ cấu và đa dạng hóa đầu tư. Mặt khác, dịch Covid đã khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy và đẩy nhanh thêm tiến trình tái cơ cấu này.

Mỗi năm có khoảng 2500-4000 doanh nghiệp với trên 60% chế biến chế tạo, thu hút trung bình 50-100 lao động, các doanh nghiệp lớn thu hút hàng chục nghìn lao động cho thấy nhu cầu nhân lực có kỹ năng là rất lớn. Đây được xem là thách thức lớn đối với hệ thống GDNN của Việt Nam.

Để biến thách thức thành cơ hội, sẵn sàng cho “bước ngoặt năm 2021” cần đề ra những giải pháp nâng cao gắn kết GDNN với doanh nghiệp.

Cụ thể, tiếp tục rà soát hoàn thiện cơ chế chính sách, chỉ đạo điều hành đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động, các hiệp hội nghề nghiệp tham gia GDNN trên cơ sở lợi ích và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động.

Xây dựng phần mềm kết nối cung – cầu; cơ sở dữ liệu lao động đã đi làm việc ở nước ngoài trở về nước để phát huy các thế mạnh của họ trong lao động, sản xuất và nâng cao thu nhập gắn với việc làm bền vững; xây dựng đề án phát triển kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho lực lượng lao động;

Tích cực tổ chức thực hiện các hoạt động gắn kết với doanh nghiệp. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ “Về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới”;

Phối hợp với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng cho người lao động đang và sẽ làm việc cho các doanh nghiệp

Đẩy mạnh hoạt động các phiên giao dịch việc làm lưu động thực hiện ngay tại các cơ sở GDNN; nâng cao chất lượng hoạt động dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo theo lĩnh vực, ngành nghề, cấp trình độ đào tạo.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội, nhất là sự tham gia, đồng hành của doanh nghiệp đối với việc phát triển kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, nhất là truyền thông nhân ngày Kỹ năng lao động Việt Nam, tạo sự đồng hành của doanh nghiệp trong việc phát triển nhân lực có kỹ năng nghề…

Cũng trong khuôn khổ hội nghị, Tập đoàn Daikin phối hợp cùng Tổng cục GDNN đã trao giấy chứng nhận bồi dưỡng giáo viên hạt nhân của tập đoàn.

HUYỀN TRANG