Bình đẳng giới là nguồn lực, “an ninh” cho sự phát triển bền vững doanh nghiệp

THY HẰNG 15/03/2021 17:50

Theo đó, chuyên gia khẳng định, bình đẳng giới là nguồn lực, là “an ninh” cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch điều hành VBCSD cho biết, phát triển bền vững là khái niệm đã được nhắc tới nhiều năm qua, tuy nhiên, làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững doanh nghiệp?

VCCI và VBCWE ký kết thoả thuận hợp tác nhằm thiết lập mối quan hệ bình đẳng giới tại nơi làm việc, kiến tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

VCCI và VBCWE ký kết thoả thuận hợp tác nhằm thiết lập mối quan hệ bình đẳng giới tại nơi làm việc, kiến tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Nguồn lực cho phát triển bền vững

Trên thực tế, yêu cầu về phát triển bền vững là hoạch toán, minh bạch những nguồn vốn đang sử dụng bao gồm vốn tài chính (vốn kinh tế), đây là vốn chúng ta thường chú trọng. Còn lại là vốn xã hội và vốn tự nhiên thường được ít quân tâm hơn.

Phó Chủ tịch điều hành VBCSD khẳng định: “Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm vốn xã hội và vốn tự nhiên trong trạng thái bình thường mới. Cùng với đó, đưa ra các giải pháp để đưa chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững mà Việt Nam đã ký kết “về đích” đúng năm 2030”. 

Vấn đề bình đẳng giới, ông Nguyễn Quang Vinh khẳng định, doanh nhân nữ luôn được chú trọng, VCCI cũng đã thành lập Hội đồng Doanh nhân nữ, cũng như có nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nhân nữ, mục tiêu cùng với Chính phủ xây dựng được đội ngũ doanh nhân mạnh mẽ hơn nữa, phát triển doanh nghiệp bền vững hơn nữa, đóng góp chung cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Cùng quan điểm, ông Andrew Barnes, Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam khẳng định sự đóng góp của phụ nữ vào sự phát triển kinh tế thế giới là quan trọng. Đặc biệt trong khủng hoảng thì vai trò của phụ nữ lại được khẳng định hơn nhiều. Tuy nhiên, việc chú trọng bình đẳng giới con nhiều thách thức, khiến bất ổn trong phát triển kinh tế và xã hội nói chung.

Trong khi đó, khẳng định bình đẳng giới là nguồn lực, là “an ninh” cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội, bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam, Chủ tịch Mạng lưới doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ phát triển quyền năng phụ nữ (VBCWE) nhấn mạnh cần sự thay đổi nhận thức về bình đẳng giới trong khu vực tư nhân, điều này không hề dễ, phải bắt đầu từ việc rất nhỏ.

“Nhận được sự hỗ trợ của Investing in women, chúng tôi đã phối hợp cùng VCCI để hiện thực hoá hơn nữa, hành động hơn nữa để phụ nữ nhận được sự bình đẳng tại nơi làm việc, việc ký kết thể hiện cam kết sâu hơn, hành động rõ ràng hơn”, bà Hà Thu Thanh nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch VBCWE khẳng định, trong khủng hoảng người ta mới thấy sự phát triển bền vững ở những doanh nghiệp nhiều nữ tham gia. Chỉ số về bình đẳng giới mà cụ thể là chính sách bình đẳng tại nơi làm việc hay văn hoá phát triển đa dạng và bao trùm là thừa nhận những giá trị tốt nhất của từng con người trong doanh nghiệp.

Đồng thời, việc tăng chỉ số về bình đẳng giới trong bộ chỉ số phát triền bền vững sẽ thay đổi cách doanh nghiệp phát triển bền vững, bao gồm tối ưu hoá nguồn lực.

Môi trường bình đẳng cho lao động nữ

Từ câu chuyện thực tế của doanh nghiệp, bà Trần Thuỳ Trang, giám đốc nhân sự Deloitte Việt Nam, tỷ lệ lãnh đạo nữ trong Deloitte là hơn 40%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của thế giới là 29%.

“Câu chuyện xuất phát từ nhiều ấp ủ của Deloitte, trong đó, hàng năm Deloitte đều làm đánh gía về tác động và tính bao trùm cho thấy tính sáng tạo của tổ chức sẽ tăng lên 6 lần khi môi trường lao động được chú trọng bình đẳng. Nhiều doanh nghiệp khi nhìn vào thì thường nhìn vào chỉ số tài chính trước khi nhìn tăng trưởng bao nhiêu. Tuy nhiên chúng tôi đánh giá khi môi trường làm việc được bình đẳng thì tăng trưởng có thể tăng lên gấp 2 lần”, bà Trang nhấn mạnh những chỉ số này đều được đánh giá trên những báo cáo cụ thể của Deloitte.

Đặc biệt, trong giai đoạn khủng hoảng lãnh đạo nữ tỏ ra những điểm lợi thế cao hơn lãnh đạo nam, những điểm như quản trị rủi ro, điểm tạo dựng xây dựng mối quan hệ...

Đồng quan điểm với bà Trần Thuỳ Trang, ông Nguyễn Minh Nhật TGĐ Alphanam E&C cho biết, một doanh nghiệp phát triển bền vững có hai yếu tố là văn hoá doanh nghiệp và môi trg làm việc lý tưởng.

“Với cả hai trục này, sự bình đẳng trong môi trường làm việc là rất quan trọng. Năm 2020 vừa qua dù khó khăn khủng hoảng nhưng chúng tôi đặt nền móng cho sự phát triển bền vững dài hơi”, ông Nguyễn Minh Nhật chia sẻ.

TGĐ Alphanam E&C cũng cho rằng xây dựng môi trường bình đẳng, trao cơ hội bình đẳng cho những người lao động là yếu tố cơ bản giúp doanh nghiệp có nền tảng phát triển bền vững hơn. 

Do đó, thời gian tới, Alphanam sẽ tiếp tục xây nền móng bình đẳng giới tại nơi làm việc-tức là từ những bộ phận nhỏ nhất sẽ được thay đổi tư duy nhân sự. “Trong đó, công tác truyền thông nội bộ quan trọng, chúng tôi thay đổi suy nghĩ tất cả những thành viên trong chính Alphanam ngay từ khi nhận công việc đến hoàn thành, ghi nhận và khen thưởng khi hoàn thành. Chúng tôi có cơ chế tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành công việc để ai cũng có thể có cơ hội hoàn thành mọi công việc ở mọi cấp độ”, TGĐ Alphanam E&C chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tướng nêu "8 chữ G" trong phát triển bền vững ĐBSCL

    16:56, 13/03/2021

  • Chìa khóa thúc đẩy phục hồi kinh tế bền vững ở Đông Á

    11:00, 25/02/2021

  • Phú Yên thực hiên 17 mục tiêu để phát triển bền vững và tăng trưởng xanh!

    18:38, 24/02/2021

  • SCB tăng trưởng bền vững theo định hướng ngân hàng bán lẻ, đa năng, hiện đại

    16:00, 19/02/2021

  • Vững bước với sứ mệnh phát triển bền vững doanh nghiệp

    05:15, 12/02/2021

  • Nền tảng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

    04:00, 10/02/2021

  • Không điều chỉnh lộ trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

    00:00, 13/01/2021

THY HẰNG