“Doanh nghiệp xanh” để sản xuất an toàn
Việc xây dựng tiêu chí, công nhận “doanh nghiệp xanh” dựa trên các tiêu chí: cơ sở vật chất, nhân lực được tiêm vaccine, nhân lực ở vùng xanh...
Công tác đo thân nhiệt trước giờ làm việc của một doanh nghiệp.
Theo VCCI Đà Nẵng, thành phố cần có kịch bản ứng phó với dịch bệnh dựa trên các tiêu chí số ca nhiễm bệnh, sức chịu đựng của hệ thống y tế để kích hoạt chế độ nới lỏng hay thắt chặt giãn cách và công khai cho doanh nghiệp, người dân biết để chủ động trong lập kế hoạch, triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đây là ý kiến của các doanh nghiệp tại báo cáo khảo sát về tình hình doanh nghiệp hội viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trước tác động do dịch COVID-19.
Theo khảo sát, việc xây dựng tiêu chí, công nhận “doanh nghiệp xanh” dựa trên các tiêu chí: cơ sở vật chất, nhân lực được tiêm vaccine, nhân lực ở vùng xanh… nhằm tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện chính quyền thực hiện việc nâng mức giãn cách. Bên cạnh các phương án sản xuất an toàn hiện nay như “3 tại chỗ”, “1 cung đường – 2 địa điểm”, “4 xanh”… thì thành phố nên tiếp tục hỗ trợ, chấp thuận các phương án sản xuất an toàn mới do doanh nghiệp đề xuất nhằm thực hiện linh hoạt, phù hợp với từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực, giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong điều kiện thực hiện giãn cách.
Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế thực hiện giãn cách hay thực hiện chủ trương “ai ở đâu thì ở đó” khác biệt giữa doanh nghiệp và người dân. Hiện nay hầu như các tỉnh khi phát hiện các ca nhiễm COVID-19, dịch có nguy cơ bùng phát sẽ áp dụng ngay các biện pháp giãn cách xã hội, điều này là rất cần thiết đề phòng chống dịch, tuy nhiên đối với doanh nghiệp cần có quy định phù hợp hơn khi giãn cách, hoạt động nào của doanh nghiệp được phép hoạt động, hoạt động gì không… khác với người dân.
Không chỉ có doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thiết yếu mới được cho phép hoạt động mà cần tạo điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực dù không thiết yếu (theo quy định phòng chống dịch bệnh) với nhân lực tối thiểu được cấp giấy đi đường để thực hiện các hoạt động rất cấp thiết mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện cho dù có giãn cách hay không giãn cách: các thủ tục, tuân thủ nghĩa vụ pháp lý theo luật định và thực hiện các nghĩa vụ với đối tác, khách hàng, người lao động, ngân hàng: quyết toán thuế; trả nợ, lãi ngân hàng; nộp tiền vào tài khoản, thanh toán các chế độ cho người lao động; hoàn thiện hồ sơ các hoạt động kinh doanh phát sinh trước đó.
Dịch bệnh rồi cũng đi qua, giai đoạn nới lỏng giản cách, phục hồi doanh nghiệp, phục hồi kinh tế rồi cũng sẽ đến, cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư chuẩn bị, thực hiện các thủ tục nhằm triển khai các ý tưởng mới, dự án mới và xem đây là hoạt động thiết yếu của từng doanh nghiệp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện trong lúc thực hiện giãn cách cứng.
Thời gian qua, các doanh nghiệp sản xuất theo phương án 3 tại chỗ đang gặp khó khăn trong việc hạch toán các chi phí phát sinh khi thực hiện 3 tại chỗ vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp. Các chi phí phát sinh khi thực hiện 3 tại chỗ trong khi thực hiện giãn cách, “ai ở đâu thì ở đó” nhiều khi không thể có hóa đơn, chứng từ như khi điều kiện bình thường (mua đồ sinh hoạt, ăn uống…), việc duy trì sản xuất 3 tại chỗ trong thời gian dài thì các khoản chi phí không có giấy tờ hóa đơn là không nhỏ.
Do đó, VCCI Đà Nẵng đề xuất cơ quan thuế, xem xét hướng dẫn cho doanh nghiệp hạch toán các khoản chi phí phát sinh trong thời kỳ này mà có lý do hợp lý không thể có hóa đơn, chứng từ như quy định là chi phí hợp lý. Có thể sử dụng bảng kê chi phí tương tự như trong mua bán hàng hóa nông sản làm chứng từ. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật khi các cơ quan liên quan thực hiện hậu kiểm.
Đồng thời, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài là nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp, giám đốc điều hành nhập cảnh vào thành phố để làm việc.
VCCI cho rằng, nhà nước nên áp dụng linh hoạt quy định về giờ làm thêm trong thời kỳ dịch bệnh, cho phép doanh nghiệp có thể làm thêm nhiều hơn quy định trong tháng nhưng vẫn đảm bảo không quá tổng thời gian làm thêm trong cả năm do nghỉ dịch lâu nên khi quay lại sản xuất, các doanh nghiệp phải làm tăng ca cho kịp tiến độ giao hàng.
Có thể bạn quan tâm
Mời góp ý Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025
12:42, 23/09/2021
Doanh nghiệp cần đặt kế hoạch “kinh doanh liên tục”
02:53, 23/09/2021
VCCI Đà Nẵng đề xuất loạt giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch
14:25, 22/09/2021
VCCI Đà Nẵng "điểm tên" những khó khăn đè nặng doanh nghiệp
02:31, 22/09/2021
Gần 42% doanh nghiệp hội viên VCCI Đà Nẵng tạm ngưng hoạt động do đại dịch COVID-19
14:07, 20/09/2021
Doanh nghiệp học cách ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại
05:00, 19/09/2021
VCCI lấy ý kiến doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp cho Hội nghị Thủ tướng gặp doanh nghiệp
09:17, 18/09/2021
Thành lập Hội đồng Hợp tác Doanh nghiệp ứng phó COVID-19
13:42, 17/09/2021
Shinhan Finance được vinh danh doanh nghiệp trách nhiệm Châu Á 2021
11:39, 17/09/2021
VCCI thúc đẩy chuyển đổi số để hợp tác doanh nghiệp ứng phó COVID-19
12:27, 16/09/2021
Trên 290 tỷ đồng ủng hộ tại chương trình vận động “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng chống dịch COVID-19”
11:24, 16/09/2021
Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro: Cần chính sách "tháo gỡ" khó khăn cho doanh nghiệp
08:00, 16/09/2021
Doanh nghiệp Đài Loan đề nghị có lộ trình tiêm vaccine cho công nhân
05:00, 16/09/2021
Doanh nghiệp cần được giảm bớt các chi phí, gánh nặng
16:26, 15/09/2021
VCCI hợp tác Bà Rịa - Vũng Tàu hỗ trợ doanh nghiệp
16:00, 15/09/2021
Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam chờ chính sách hỗ trợ
15:44, 15/09/2021
Phát động cuộc vận động, ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19
14:30, 15/09/2021
Bà Rịa – Vũng Tàu: Doanh nghiệp Nhật kiến nghị sớm tiêm vắc xin COVID-19 cho người lao động
08:00, 15/09/2021