Lao động đang là vấn đề lớn của các doanh nghiệp
Theo VCCI, lao động đang là vấn đề lớn của các doanh nghiệp trong việc duy trì, khôi phục sản xuất kinh doanh.
VCCI vừa thực hiện cuộc khảo sát trong tháng 9/2021 với gần 3.000 doanh nghiệp tham gia trả lời.
Theo đó, trung bình có 90,8% doanh nghiệp được hỏi cho biết đã giảm quy mô lao động trong thời kỳ diễn ra dịch bệnh. Cứ khoảng 10 doanh nghiệp thì có xấp xỉ 9 doanh nghiệp chấp nhận cho người lao động thôi việc do hoạt động sản xuất - kinh doanh kém khả quan trong thời gian dịch bệnh bùng phát.
Lao động đang là vấn đề lớn của doanh nghiệp. Ảnh: Quốc Tuấn
Theo phân tích của VCCI, tình trạng doanh nghiệp buộc phải cho người lao động nghỉ việc tương đối giống nhau ở tất cả các nhóm quy mô doanh nghiệp, trong đó khoảng 92% doanh nghiệp quy mô lớn, trong khi đó, doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa là từ 81% đến 90%.
Tình trạng người lao động mất việc làm diễn ra phổ biến nhất ở các ngành dịch vụ. Trên 97% doanh nghiệp ở các ngành giáo dục và đào tạo, hoạt động hành chính và dịch vụ, dịch vụ lưu trú và ăn uống trả lời khảo sát đã phải giảm số lao động trong thời gian dịch bệnh.
Đáng chú ý, tình trạng người lao động mất việc làm do ảnh hưởng từ dịch bệnh phổ biến nhất ở các tỉnh Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh duyên hải miền Trung với lần lượt 95%, 93% và 92% doanh nghiệp đang hoạt động ở các vùng này báo cáo việc cho người lao động thôi việc. Tỉ lệ này ở đồng bằng sông Hồng là 78%.
Theo VCCI, lao động đang là vấn đề lớn của các doanh nghiệp trong việc duy trì, khôi phục sản xuất kinh doanh. Sau thực hiện giãn cách xã hội, giảm năng lực sản xuất, rất nhiều lao động của các doanh nghiệp đã trở về địa phương và nơi cư trú. Và mặc dù tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, người dân đã được tiêm vaccine chiếm tỉ lệ rất cao, song việc đi lại của người lao động đang gặp khó khăn, cản trở, nhất là đi lại giữa các địa phương dẫn tới tình trạng doanh nghiệp thiếu nghiêm trọng lực lượng lao động.
VCCI đề xuất Chính phủ sớm hoàn thiện hệ thống "Thẻ xanh COVID-19", thống nhất sử dụng một ứng dụng, liên thông dữ liệu giữa các bộ, ngành liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng. Trong đó, lưu ý tích hợp hoặc liên thông dữ liệu giữa hệ thống quản lý thẻ xanh trong nước với "hộ chiếu vaccine" quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho chuyên gia, lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam.
VCCI cũng mong muốn các địa phương chủ động hỗ trợ cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thu hút lực lượng lao động quay trở lại làm việc và chủ động xây dựng phương án hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động từ các địa phương khác trở về. Các địa phương nên có phương án hỗ trợ đào tạo lao động phù hợp và hỗ trợ người lao động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Có thể bạn quan tâm
VCCI đề xuất bổ sung chỉ tiêu doanh nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi số
08:24, 16/10/2021
Kỹ năng cho lao động ngành Logistics Việt Nam trong bối cảnh COVID-19
08:00, 16/10/2021
Chuyển đổi số: Từ nhận thức đến hành động
05:00, 16/10/2021
Tái thiết quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh bình thường mới
17:42, 15/10/2021
Doanh nghiệp thích ứng chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu
15:08, 15/10/2021
Cách thức để bảo vệ thương hiệu và kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và nước ngoài
14:55, 15/10/2021
Kinh tế tuần hoàn – Tương lai của tăng trưởng kinh tế bình đẳng và bền vững
16:15, 14/10/2021
Diễn đàn Doanh nghiệp cộng hưởng các nguồn lực để phụng sự cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp
13:35, 13/10/2021
Vị thế doanh nhân trong bối cảnh mới
11:05, 13/10/2021
Hiến định vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân
04:00, 13/10/2021
Người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong mọi quyết sách!
20:29, 12/10/2021
Xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong tình hình mới
18:46, 12/10/2021
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: "Đường đến vinh quang bao giờ cũng nhiều chông gai"
08:20, 12/10/2021
VCCI Vũng Tàu phát huy vai trò đại diện doanh nghiệp tỉnh nhà
20:38, 11/10/2021