Thách thức nào doanh nghiệp phải đối mặt khi đào tạo lao động hậu COVID-19?
Đại diện từ ILO nhấn mạnh cần đầu tư hơn nữa vào đào tạo nghề. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh cần có sự tham gia của các tổ chức đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
>COVID-19 khiến yêu cầu về nâng cao chất lượng nguồn lao động cấp thiết hơn bao giờ hết
Phát biểu tại Hội thảo “Vai trò của Tổ chức đại diện Người sử dụng lao động trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp và vận động doanh nghiệp tham gia phát triển kỹ năng nghề”, ông Danang Girindrawardana, Tổng thư ký Liên đoàn giới sử dụng lao động ASEAN cho biết, báo cáo nhanh của OECD vào năm 2021 đã nhấn mạnh yêu cầu cần làm sao để giúp lực lượng lao động nắm bắt được cơ hội, vượt qua thách thức của đại dịch.
Tổng thư ký Liên đoàn giới sử dụng lao động ASEAN cũng cho biết: “Hiện đang có khoảng cách giữa cung lao động và cầu lao động. Do đó cần thu hẹp khoảng cách này thông qua đào tạo nghề và kỹ năng”.
Các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn để tìm được lực lượng lao động phù hợp với nhu cầu của mình.
“Các nghiên cứu về xã hội, kinh tế cho thấy người lao động không được đào tạo bài bản hoặc đào tạo lại sẽ ảnh hưởng tới năng suất lao động, ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần tham gia vào quá trình thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu của thị trường lao động. Các quốc gia như Lào và Campuchia đã có những bài học về sự phối hợp trong đào tạo kỹ năng của người lao động”, Ông Danang Girindrawardana cho biết.
Đáng lưu ý, tại Hội thảo, ông Dong Eung Lee, chuyên gia cao cấp Ban hoạt động của người sử dụng lao động, ILO - ACT/EMP cho biết, tuyên bố của ILO năm 2019 đã nhấn mạnh yêu cầu về đào tạo kỹ năng, đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động.
Trong đó xác định, một số trụ cột chính của việc đào tạo là thông tin về thị trường lao động; thúc đẩy đàm phán 3 bên; thúc đẩy đào tạo lại và học tập, đào tạo suốt đời;… “Làm sao để thúc đẩy sự tham gia của Chính phủ, các đối tác, tổ chức xã hội, doanh nghiệp vào công tác đào tạo nghề và chiến lược học tập suốt đời”, ông Dong Eung Lee nhấn mạnh.
Đại diện từ ILO cũng nhấn mạnh cần đầu tư hơn nữa vào đào tạo nghề. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh cần có sự tham gia của các tổ chức đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
“Báo cáo của ILO cho thấy thường những người sử dụng lao động ít cởi mở hoặc khiên cưỡng tham gia vào các quá trình đàm phán thương lượng tổng thể bởi họ lo lắng có thể phải bỏ thêm chi phí cho lao động. Do đó, cần thúc đẩy vai trò của tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc phát triển chiến lược các kỹ năng, tạo sự cải thiện về chất lượng lao động đồng thời hạn chế sự biến động kinh tế”, ông Dong Eung Lee nhấn mạnh.
Đặc biệt, trong bối cảnh Covid-19, đại diện ILO cho rằng sự đầu tư của doanh nghiệp – tức giới sử dụng lao động vào quá trình đào tạo, phát triển chiến lược các kỹ năng sẽ phải đối mặt các thách thức.
Thứ nhất là việc tăng cường quyền sở hữu của người sử dụng lao động. Thứ hai, phát triển hệ thống đào tạo quốc gia tạo điều kiện cho các tổ chức tã hội tham gia nhiều hơn.
Thứ ba, nâng cấp khung đào tạo quốc gia đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Bởi theo ông Dong Eung Lee: “Hiện các doanh nghiệp đang phải chi phí rất lớn cho quá trình đào tạo lại để lao động ra trường có thể làm việc”.
Thứ tư là thách thức về sự hợp tác cung cấp đào tạo của nhà đào tạo công và tư.
Thứ năm, sự tham gia của người lao động, khuyến khích người lao động tham gia vào quá trình quản lý phát triển kỹ năng nghề. Bên cạnh đó, việc đóng góp kinh phí cũng là vấn đề được quan tâm, cần các cuộc đối thoại xã hội cởi mở.
Thứ sáu, vấn đề hạn chế về năng lực của các tổ chức đại diện cho người lao động. Thứ bảy, vấn đề đánh giá tầm quan trọng của đào tạo theo ngành.
>>Cấp bách giải quyết tình trạng “khát lao động” của doanh nghiệp
Từ những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt, đại diện ILO nhấn mạnh cần tăng cường sự tham gia, đóng góp ý kiến của các tổ chức đại diện giới sử dụng lao động của các cơ quan như VCCI cho Chính phủ, các Bộ ngành vào việc tham vấn xây dựng các chính sách.
“Việt Nam đã có cơ chế tham vấn tích cực của các cơ quan, tổ chức như VCCI với Chính phủ, Bộ LĐTB&XH. Đồng thời cũng đã thành lập được hội đồng kỹ năng ngành do Tổng cục và VCCI quản lý. ILO cũng đã cùng hợp tác với Indonesia vào năm 2020 về công tác đào tạo. Do đó chúng ta cần vận động chính sách rất nhiều sự tham gia của các bộ ngành các địa phương từ cấp quận huyện tham gia vào quá trình này”, ông Dong Eung Lee khẳng định.
Đại diện ILO cũng nhấn mạnh tới vai trò về việc thông tin về thị trường lao động như nhu cầu của thị trường, giúp Chính phủ hiểu được nhu cầu của thị trường lao động. Không chỉ quan trọng với nhà nước, mà với các doanh nghiệp các thông tin về thị trường lao động là cần thiết.
Ông Dong Eung Lee cũng đề xuất liên quan cơ cấu hợp tác công tư cần được chú trọng, phối hợp giữa các tổ chức, người lao động tham gia với Chính phủ và các tổ chức Chính phủ đảm bảo người sử dụng lao động có vai trò quan trọng hơn trong đào tạo thậm chí đào tạo có thu phí.
“Hiện đang có khoảng trống về thể chế trong việc thực hiện các chương trình đào tạo, do đó cần được thể chế hoá, đưa vào các quy định về vai trò các bên để có sự tham gia hiệu quả của các bên vào quá trình này”, đại diện ILO nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
COVID-19 khiến yêu cầu về nâng cao chất lượng nguồn lao động cấp thiết hơn bao giờ hết
15:51, 25/11/2021
Hải Dương: Bài toán thiếu lao động cho ngành may
00:15, 24/11/2021
Hỗ trợ người lao động từ quỹ BH thất nghiệp: Kịp thời chính sách an sinh
22:29, 23/11/2021
Hạn chế tình trạng nhận BHXH một lần: Vì tương lai của chính người lao động
01:44, 21/11/2021