Doanh nghiệp Gia Lai trước nỗi lo phá sản

MAI CHIẾN 09/01/2022 01:02

Trước sự diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trong năm 2021, nhiều doanh nghiệp ở Gia Lai đứng trước nguy cơ phải giải thể, tạm dừng hoạt động.

>>VCCI: Xây dựng thế hệ doanh nhân mới tiệm cận với chuẩn mực thế giới

Mới đây, các doanh nghiệp tỉnh Gia Lai đã có kiến nghị thông qua VCCI gửi tới các cấp lãnh đạo ở địa phương và trung ương có những chính sách cụ thể giúp cho doanh nghiệp tránh phá sản và phục hồi sản xuất.

 Hơn 40 doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời tại Gia Lai đã gửi đơn tập thể gửi đến các cơ quan có thẩm quyền, nêu ra nhiều khó khăn, vướng mắc hiện tại.

Hơn 40 doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời tại Gia Lai đã gửi đơn tập thể gửi đến các cơ quan có thẩm quyền, nêu ra nhiều khó khăn, vướng mắc hiện tại.

Nhiều lĩnh vực cần hỗ trợ khẩn cấp

Số liệu báo cáo của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Gia Lai cho thấy, trong năm 2021 toàn tỉnh có 70% doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Trong đó 132 doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể, 255 doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, đến cuối năm 2021 đã có 215 quay trở lại sản xuất chỉ còn 40 doanh nghiệp vẫn chưa có kế hoạch quay trở lại sản xuất. Những doanh nghiệp này tập trung chủ yếu ở lĩnh vực du học, xuất khẩu lao động, chăn nuôi, chế biến sản xuất và dịch vụ thương mại.

Kết quả chuẩn hoá dữ liệu doanh nghiệp năm 2021 cũng đáng nói khi toàn tỉnh có đến 550 doanh nghiệp bỏ trốn và mất tích. Điều này cho thấy sự khác nghiệt của dịch C0VID-19 khiến nhiều công ty rơi vào vòng kiệt quệ, phá sản, tạm dừng hoạt động.

Mặc dù có nhiều lợi thế về vị trí địa lý nhưng sản xuất điện mặt trời năm 2021 tại Gia Lai cũng gặp nhiều khó khăn, khi có đến 40 doanh nghiệp phải gửi đơn cầu cứu UBND tỉnh Gia Lai, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước.

Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Tây Hiệp Phát – ông Đinh Tấn Hiệp chia sẻ “do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều cơ sở sản xuất, xí nghiệp nhà máy đóng cửa phòng chống dịch theo chính sách của địa phương nên nhu cầu về tiêu thụ điện bị giảm. Chính điều này cũng rất ảnh hưởng đến chúng tôi, nhất là các khoản vay ngân hàng đến thời hạn thanh toán. Doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo lao đao, có không ít nhà đầu tư phải rao bán dự án".

>>ĐẠI HỘI VCCI LẦN THỨ VII: Làm gì để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong doanh nhân trẻ?

Giải pháp nào hạn chế tình trạng phá sản?

Để có giúp doanh nghiệp ổn định, phát triển bền vững, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Gia Lai - ông Nguyễn Tuấn cũng cho biết, Hiệp hội đã kiến nghị UBND tỉnh một số giải pháp cụ thể. “Một trong những giải pháp được chú trọng nhất là giúp đỡ doanh nghiệp chuyển đổi số, quản lý doanh nghiệp. Cũng từ ngày 01/1/2021, thông qua kiến nghị của Hiệp hội, UBND tỉnh quyết định giảm tiền thuê đất nhà nước xuống mức thấp nhất. Bên cạnh đó Hiệp hội cũng thường xuyên thông tin những chính sách mới liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp thông qua email, Zalo để chúng tôi nhanh chóng nắm bắt.

Ông Nguyễn Huỳnh Phú Lâm - Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Gia Lai cho biết: Trong thời gian bị thu hẹp sản xuất, gián đoạn các chuỗi cung ứng thì cái cần nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp là cầm cự để vượt qua giai đoạn này. Thời điểm này, việc không tạo ra doanh thu, lợi nhuận, chi phí lãi vay trở thành gánh nặng rất lớn cho doanh nghiệp. Do đó, Chính phủ cần có sự điều chỉnh đặc thù về trần lãi suất, điều tiết giảm biên độ lợi nhuận của ngân hàng. Đồng thời, chuẩn bị nguồn ngân sách hỗ trợ cho các quyết định này nhằm giúp doanh nghiệp tiếp tục cuộc chiến lâu dài với dịch bệnh.

Có thể bạn quan tâm

  • KTS Lê Viết Hải: 3 đề xuất, giải pháp sau Đại hội VCCI lần thứ VII

    04:00, 03/01/2022

  • ĐẠI HỘI VCCI LẦN THỨ VII: Tin tưởng Việt Nam sẽ bứt phá mạnh mẽ, thần kỳ!

    04:00, 03/01/2022

  • ĐẠI HỘI VCCI LẦN THỨ VII: Nhiều cơ hội, tiềm năng từ xu thế phát triển và cạnh tranh, hội nhập

    00:27, 03/01/2022

  • ĐẠI HỘI VCCI LẦN THỨ VII: Thực hiện chuyển đổi trong doanh nghiệp là tất yếu

    03:00, 02/01/2022

MAI CHIẾN