PCI “thước đo” sự phục vụ chính quyền cấp tỉnh
Bảng xếp hạng PCI do VCCI công bố hàng năm như “thước đo” đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền 63 tỉnh, thành Việt Nam.
>> VCCI và tỉnh Quảng Ninh tiếp tục hợp tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Số liệu thống kê của VCCI, qua 16 năm, từ 2005 đến nay, có 153.306 doanh nghiệp bao gồm 135.893 doanh nghiệp tư nhân và 17.413 doanh nghiệp FDI phản hồi điều tra PCI.
Biểu tượng của sự cầu thị và lắng nghe
Thực tế, sau khi VCCI báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm, hầu hết chính quyền các tỉnh, thành Việt Nam đều tổ chức Hội nghị phân tích sâu các chỉ số PCI, làm rõ các nguyên nhân tăng, giảm điểm các chỉ tiêu thành phần và trách nhiệm của từng sở, ngành, địa phương, gắn với các hình thức biểu dương, khen thưởng và phê bình, xử lý trách nhiệm các tập thế, cá nhân liên quan.
Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch khắc phục hiệu quả những điểm hạn chế, yếu kém, phân công rõ trách nhiệm cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và thời hạn hoàn thành; đề ra biện pháp và chỉ đạo, điều hành quyết liệt để thực hiện hiệu quả việc cải thiện chỉ số PCI của tỉnh. Điều này cho thấy, PCI là công cụ hữu hiệu giúp chính quyền địa phương “soi” mình một cách khách quan thông qua việc “ghi điểm” của doanh nghiệp.
Là tỉnh từ vị trí cuối bảng xếp hạng năm 2014, vươn lên vị trí 46 trên bảng xếp hạng PCI năm 2020, ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết: Từ năm 2015 tỉnh đã ban hành, phê duyệt Đề án nâng cao chỉ số PCI, trong đó đã phân công trách nhiệm chủ trì, phối hợp cụ thể cho các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đối với từng chỉ tiêu, chỉ số thành phần.
“Qua 2 năm triển khai thực hiện đánh giá bước đầu đã đem lại một số kết quả tích cực, các ngành, các địa phương nhất là người đứng đầu đã chủ động, tích cực hơn trong thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh thuộc ngành, lĩnh vực, địa phương được giao phụ trách” ông Đô khẳng định.
Điều đáng nói, ngoài định kỳ gặp mặt đối thoại doanh nghiệp 2 lần/năm thì Ban thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Điện Biên định kỳ tổ chức 3 tháng/lần gặp mặt doanh nghiệp. Riêng UBND tỉnh tháng/lần gặp mặt doanh nghiệp, lắng nghe phản ánh của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Ở góc độ khác, ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho rằng: Khi lựa chọn địa phương để mở rộng sản xuất kinh doanh, các nhà đầu tư thường cân nhắc nhiều yếu tố bao gồm: cơ hội kinh doanh, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, quy mô thị trường, chi phí, chất lượng lao động…, trong đó, 10 tiêu chí đánh giá PCI là một yếu tố quan trọng.
Thông qua PCI phần nào giúp địa phương nhìn nhận rõ hơn các lợi thế và hạn chế của mình, để đưa ra các chính sách thu hút đầu tư, đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, cơ chế chính sách, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức về thái độ, trách nhiệm, tác phong thực hiện nhiệm vụ góp phần nâng cao PCI của tỉnh.
Với góc nhìn của tỉnh giảm hạng PCI liên tiếp nhiều năm, ông Lâm Minh Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đánh giá: Kết quả PCI hàng năm là một “cảnh báo” hữu ích đối với chính quyền tỉnh. Điều này cho thấy chất lượng điều hành của chính quyền tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của cộng đồng doanh nghiệp. Từ đó, đặt ra thách thức cho tỉnh trong cải cách, thay đổi, điều chỉnh để theo kịp sự phát triển chung của cả nước”.
Để xây dựng bộ chỉ số PCI, ngoài dữ liệu điều tra, nhóm nghiên cứu PCI của VCCI còn sử dụng các thông tin khác đã công bố của các bộ, ngành... Có tất cả 10 chỉ số thành phần (với thang điểm 100) nhằm đánh giá và xếp hạng các tỉnh về chất lượng điều hành cấp tỉnh tại Việt Nam.
“Tiếng lòng” của doanh nghiệp
Qua 16 năm, chỉ số PCI ngày càng hoàn thiện, bổ sung thêm nhiều công cụ đo lường và đánh giá chính xác hơn. Nhìn nhận góc độ doanh nghiệp, ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch HHDN tỉnh Thanh Hoá chia sẻ, Những năm qua, VCCI đã chú trọng tăng cường tính liên kết và nâng cao năng lực của các hiệp hội, đảm bảo phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống HHDN trên toàn quốc, cơ bản hoàn thành việc thành lập và triển khai hoạt động của các HHDN cấp tỉnh... Đến nay VCCI đã thành lập được Hội đồng TƯ các HHDN để thực hiện chức năng liên kết và hỗ trợ cho trên 400 hiệp hội, hội, CLB doanh nghiệp trong toàn quốc; hướng dẫn thành lập và hỗ trợ hoạt động cho 53/63 hiệp hội doanh nghiệp cấp tỉnh, thành phố. VCCI cũng xây dựng Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam để tăng cường năng lực cho các hiệp hội.
“Trong giai đoạn đại dịch COVID- 19 bùng phát và tác động nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp trong hai năm 2020 - 2021, VCCI đã chủ động nắm bắt tình hình doanh nghiệp thông qua việc tổ chức các hội nghị giao ban trực tuyến với doanh nghiệp, HHDN; tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát để tổng hợp, phân loại, đề xuất giải quyết trên 600 kiến nghị của doanh nghiệp gửi Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, địa phương…”, ông Đoan cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Quảng Ninh: DDCI là nền tảng nâng cao chất lượng PCI
14:57, 20/01/2022
Tiền Giang: Cải thiện thực chất PCI
17:58, 24/12/2021
Cao Bằng nỗ lực cải thiện PCI
16:13, 24/12/2021
TP HCM: Tháo "điểm nghẽn" thủ tục hành chính để cải thiện PCI!
12:14, 18/12/2021
Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số PCI là nhiệm vụ chính trị của Vĩnh Phúc
05:00, 09/12/2021
Bình Phước: Quyết liệt nâng cao PCI
14:29, 26/11/2021
Khánh Hòa: Nỗ lực để nâng cao chỉ số PCI
20:07, 22/11/2021
Thái Nguyên “sát cánh” cùng doanh nghiệp cải thiện PCI 2021
03:30, 27/10/2021