VBF 2022: Công nghệ số là chìa khóa cho sự tăng trưởng
Ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghệ coi Việt Nam là điểm đến đầu tư tiếp theo, vốn đầu tư FDI trong lĩnh vực CNTT đạt 4 tỷ USD cho 2.355 dự án trong năm 2021.
>>VCCI đề xuất 10 giải pháp phục hồi kinh tế trong bối cảnh mới
Hôm nay (21/2), Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) với chủ đề “Phục hồi và phát triển chuỗi cung ứng trong bối cảnh bình thường mới” tổ chức Phiên cấp cao.
Phát biểu tại Diễn đàn hôm nay, bà Hà Nguyễn, Trưởng nhóm Công tác Kinh tế số nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh ứng dụng công nghệ và sự cần thiết của dịch vụ dữ liệu hơn bao giờ hết. Các tổ chức nắm bắt được công nghệ số có thể nhanh chóng thích ứng trong bối cảnh gián đoạn do đại dịch, tận dụng tính linh hoạt của công nghệ để mở rộng hoặc thu hẹp quy mô dịch vụ, tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa tài nguyên.
Theo bà Hà Nguyễn, thời gian qua, cộng đồng FDI đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam qua việc tăng cường các nỗ lực ứng phó với đại dịch COVID-19, từ nghiên cứu virus đến chia sẻ thông tin.
“Chúng tôi cũng đã hỗ trợ các tổ chức Việt Nam giảm thiểu gián đoạn hoạt động kinh doanh. Ban đầu, vai trò của công nghệ trong việc quản lý khủng hoảng là ưu tiên lớn nhất, tuy nhiên, trọng tâm của giai đoạn tiếp theo sẽchuyển sang nhu cầu chuyển đổi số dài hạn hơn”, bà Hà Nguyễn nhấn mạnh.
Cũng theo bà Hà Nguyễn, đổi mới sáng tạo và các công nghệ mới tiếp tục phát triển mạnh mẽ đặt ra yêu cầu hợp tác công – tư hiệu quả để hỗ trợ chung tay giải quyết những thách thức sắp tới, cùng nhau đổi mới sáng tạo, thử nghiệm các ý tưởng mới cũng như trao đổi kiến thức chuyên môn, đem lại giá trị lớn khi tạo ra môi trường chính sách thuận lợi hơn.
“Chính phủ Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để tìm hiểu về các công nghệ mới, từ đó có thể định hướng xây dựng các chính sách hiệu quả hơn và phù hợp hơn với mục đích, để bắt kịp tốc độ hoặc thậm chí là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
Sự hỗ trợ của Chính phủ cũng như khuôn khổ pháp lý đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ cho kế hoạch phục hồi kinh tế. Các chính sách về công nghệ nói chung sẽ định hướng khu vực tư nhân và nhà nước sử dụng và khai thác toàn bộ sức mạnh của các công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới để giải quyết nhanh chóng các vấn đề phức tạp”, bà Hà Nguyễn nói.
Về vai trò tiên phong của Chính phủ trong chuyển đổi số, bà Hà cho rằng chiến lược quan trọng nhất mà Chính phủ có thể áp dụng để đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế - xã hội là tiên phong chuyển đổi số và khuyến khích quá trình chuyển đổi. Ngoài những nỗ lực trong ngắn hạn, chúng tôi khuyến nghị Chính phủ Việt Nam quan tâm tới những lợi ích lâu dài của chuyển đổi số và hỗ trợ tối đa cho những bước tiến sắp tới.
“Ví dụ như chúng ta đã thấy từ đại dịch, dịch vụ điện toán đám mây đã giúp nhiều chính phủ và tổ chức thích ứng và duy trì hoạt động trong những thời điểm gián đoạn nhờ khả năng tiết kiệm chi phí, mở rộng quy mô, hạ tầng tin cậy và bảo mật”, bà Hà nhấn mạnh.
>>Chủ tịch VCCI: Phục hồi chuỗi cung ứng là yếu tố nền tảng cho sự phục hồi của doanh nghiệp
>>VBF 2022: Thị trường vốn là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của Việt Nam
Để tăng cường khả năng phục hồi bền vững, bà Hà cho rằng Chính phủ Việt Nam có thể đưa ra các chính sách ưu tiên sử dụng điện toán đám mây với định hướng khuyến khích các cơ quan chính phủ và các tổ chức khác áp dụng dịch vụ điện toán đám mây thương mại.
Với vai trò tiên phong trong hành động, Chính phủ có thể thấy được cách thức cải thiện tính minh bạch, cung cấp các dịch vụ sáng tạo hơn cho người dân và giảm chi phí công nghệ thông tin cho khu vực công khi sử dụng nền tảng điện toán đám mây sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức khác. Các chính sách ưu tiên ứng dụng điện toán đám mây hiệu quả nhất thường qui định rõ vai trò và trách nhiệm của các tổ chức chính phủ và nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, áp dụng cách tiếp cận dựa trên rủi ro để phân loại và sử dụng dữ liệu, để tuân thủ và công nhận các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời có cơ chế đấu thầu, mua sắm theo mô hình thanh toán dịch vụ theo lượng thực sử dụng dịch vụ”, bà Hà nói.
Cũng theo bà Hà Nguyễn, khi khai thác lợi ích của điện toán đám mây, các cơ quan nhà nước, tổ chức khu vực công có thể tập trung vào nhiệm vụ cốt lõi là phục vụ người dân. Chúng tôi rất vui mừng với những nỗ lực của Chính phủ trong việc triển khai hơn 1000 dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Để đạt được những bước tiến xa hơn nữa, bà Hà Nguyễn cho rằng việc công nhận các giấy tờ có chữ ký điện tử cấp cho cá nhân là rất quan trọng. Nền tảng của một thế giới số hóa là cung cấp các giải pháp điện tử thay thế cho chữ ký tay và nhận dạng cá nhân. Việc thống nhất các tiêu chuẩn của Việt Nam với các tiêu chuẩn trong Quy định về Định danh Điện tử và Dịch vụ Tin cậy (eIDAS) sẽ là bước đầu tiên, từ đó đẩy nhanh các quy định về các tiêu chuẩn Chữ ký Điện tử và hướng tới một tiêu chuẩn toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm
VBF 2022: Thị trường vốn là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của Việt Nam
10:26, 21/02/2022
VBF 2022: BritCham mong chính sách mạnh mẽ và nhất quán hơn nữa
09:48, 21/02/2022
VCCI đề xuất 10 giải pháp phục hồi kinh tế trong bối cảnh mới
09:42, 21/02/2022
Chủ tịch VCCI: Phục hồi chuỗi cung ứng là yếu tố nền tảng cho sự phục hồi của doanh nghiệp
08:44, 21/02/2022