Đề xuất cơ chế “mở đường” cho doanh nghiệp Việt Nam – Sierra Leone
Theo đó, Chính phủ và các cơ quan hai nước tích cực trao đổi thông tin, triển khai tích cực các MOU về thương, thoả thuận hợp tác của hai nước...
>>>Nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp Việt đầu tư vào Sierra Leone
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Sierra Leone, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Sierra Leone - Abu Bakarr Karim đã chia sẻ về cơ hội hợp tác đầu tư lĩnh vực nông nghiệp.
Theo đó, Sierra Leone là một quốc gia nằm ở khu vực Tây Phi với diện tích hơn 71.000km2 và dân số gần 8 triệu người vào năm 2020, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới. Quốc gia này có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khá tương đồng với Việt Nam.
Do đó, nông nghiệp là một phần quan trọng trong nền kinh tế của Sierra Leone. “Ngành nông nghiệp ở Sierra Leone được cực kỳ chú trọng, những sản phẩm nông nghiệp chủ yếu từ lúa gạo hoa màu cũng như thuỷ sản và gia súc gia cầm. Cơ hội đầu tư ở Tây Phi rất lớn khi người dân tập trung vào sản lúa và rau của quả, chúng tôi còn tập trung vào các nông sản ngoài lúa như cacao, chất lượng ca cao đạt chuẩn, sản lượng cà phê cũng gia tăng rất lớn”, Bộ trưởng Abu Bakarr Karim cho biết.
Bên cạnh đó, chăn nuôi gia súc gia cầm cũng là lĩnh vực mà Sierra Leone có thể tập trung xuất khẩu. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp cho biết chế xuất thực phẩm cũng đang thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước và cả doanh nghiệp nước ngoài vào Sierra Leone.
Đầu tư công nghệ cũng là ngành tiềm năng tại Sierra Leone ngay bây giờ, trong khi đó Việt Nam hiện đang làm tốt và rất phát triển công nghệ những năm qua, do đó, ông Abu Bakarr Karim bày tỏ mong muốn được Việt Nam chia sẻ.
“Chúng tôi cũng luôn quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng và cải cách thể chế, đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của doanh nghiệp”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp cho biết.
Chia sẻ cụ thể về ngành lúa gạo, ông Abu Bakarr Karim cho biết quốc gia này vẫn chưa tự chủ được nguồn giống và phân bón chất lượng, nhân lực chưa có được kỹ thuật canh tác cao, do đó, Chính phủ nước này rất quan tâm đầu tư vào lĩnh vực lúa gạo.
Chia sẻ thêm về lĩnh vực tiềm năng là nông nghiệp, Bộ trưởng Thủy sản và Tài nguyên Biển Emma Kowa Jalloh cho biết, tại Sierra Leone hoạt động khai thác và nuôi trồng thỉu sản đa dạng. Trong đó, khai thác thuỷ sản, đánh bắt thủ công và cả công nghiệp với các công cụ đa dạng là hoạt động lớn tại các vùng ven biển Sierra Leone.
Ngoài ra còn có khu vực nuôi trồng thuỷ sản gần và xa bờ. “Chúng tôi có sẵn cơ sở hạ tầng cho các nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực này như hệ thống lồng cho nuôi trồng thuỷ sản. Chúng tôi đang tập trung chủ yếu vào cá trê và cá rô phi, tôm…”, bà Emma Kowa Jalloh nhấn mạnh.
>>>Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Sierra Leone: Dư địa và tương lai phát triển
Bộ trưởng Thủy sản và Tài nguyên Biển cũng cho biết, Sierra Leone mong muốn phát triển lĩnh vực cảng biển, khu công nghiệp thuỷ sản với khu neo đậu, chế xuất và khu sản xuất.
Ở chiều ngược lại, ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á- châu Phi Bộ Công Thương nhấn mạnh, Việt Nam hiện là thị trường hấp dẫn với 100 triệu dân, GDP 352 tỷ USD, từ một nước dựa chủ yếu vào nông nghiệp Việt Nam đã phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế trên trường quốc tế như điện tử, dệt may, sắt thép, chế biến thuỷ sản…
“Một trong những động lực của Việt Nam là hoạt động ngoại thương, một trong những lý do chính là Việt nam có cơ hội tiếp cận các thị trường lớn với 15 FTA”, ông Nam nhấn mạnh.
Đại diện Bộ Công Thương Việt Nam cũng cho biết, qua nghiên cứu, mặc dù Sierra Leone là thị trường có quy mô không lớn nhưng lại có nhiều tiềm năng và dư địa thúc đẩy hợp tác phát triển.
Tiềm năng lợi thế đến từ 5,4 triệu ha đất có thể trồng trọt, 6,5 ha nước mặt có thể khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, cũng như chính sách phát triển kinh tế “một quận một nhà máy”, hay chính sách phát triển hạ tầng…
Đặc biệt nhắc tới lĩnh vực nông nghiệp tại Sierra Leone chiếm 50% GDP, thuỷ sản chiếm 11% GDp, ông Nam cho biết Sierra Leone đang đẩy mạnh phát triển lĩnh vực này.
“Việt Nam sẵn sàng cung cấp giống, phân bón và máy móc cho các bạn thực hiện sản xuất, thu hoạch, chế biến. Việt Nam cũng có thể xuất khẩu công nghệ sang Sierra Leone”, ông Nam nói.
Nói về kim ngạch thương mại hai bên hiện nay chỉ 55 tỷ USD, do đó Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á- châu Phi đánh giá, dư địa tăng cường thương mại 2 bên còn lớn đặc biệt 2 nước có thể tăng cường hợp tác để xuất khẩu sang nước thứ 3.
“Đặc biệt có thể kết hợp tạo chuỗi giá trị, ví dụ như nhập khẩu gỗ nguyên liệu, điều thô, thuỷ sản từ Sierra Leone để chúng tôi chế biến xuất khẩu sang các thị trường lớn có FTA như ÚC, EU,…”, ông Nguyễn Phúc Nam nhấn mạnh.
Doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư, phát triển tại các khu kinh tế đặc biêt, tận dụng ưu đãi về thuế của Sierra Leone, thông qua Sierra Leone tiếp cận các thị trường lớn và lân cận.
Để biến tiềm năng thành hiện thực, đại diện Bộ Công Thương Việt Nam kiến nghị, Chính phủ và các cơ quan liên quan của hai nước tích cực trao đổi thông tin về tình hình thị trường, cơ chế chính sách và môi trường kinh doanh của hai bên cho doanh nghiệp hai nước nắm bắt và tiếp cận. Triển khai tích cực các MOU ví dụ MOU về thương mại gạo, thoả thuận hợp tác của hai nước lĩnh vực thuỷ sản…
Thứ hai, tăng cường trao đổi về quy định xuất nhập khẩu của hai nước, tạo điều kiện hỗ trợ tăng cường giao thương.
Thứ ba, tạo thuận lợi cho hoạt động trao đổi đoàn, các đoàn xúc tiến thương mại, khảo sát nghiên cứu thị trường. Đại diện Bộ Công Thương Việt Nam đề nghị cộng đồng hai nước tăng cường tìm hiểu giao lưu, tăng cường hợp tác.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp Việt đầu tư vào Sierra Leone
14:35, 16/03/2022
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Sierra Leone: Dư địa và tương lai phát triển
10:40, 16/03/2022
Đẩy mạnh quan hệ hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Colombia
09:49, 16/03/2022
Xung đột Nga - Ukraine: Những tác động đối với doanh nghiệp Việt Nam
04:00, 13/03/2022
Ngành dệt may "minh chứng” cho sức sống mãnh liệt của doanh nghiệp Việt Nam
15:21, 08/02/2022