Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Nhiều quy định chưa theo kịp thực tiễn

Bài và ảnh: ĐỖ HUYỀN 29/03/2022 09:58

Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 chỉ rõ, sau hơn 2 năm chống dịch, nhiều quy định pháp luật đã bộc lộ sự chưa phù hợp và làm khó doanh nghiệp.

>>TRỰC TIẾP: Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021

Hôm nay (29/3) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo Dòng chảy Pháp luật kinh doanh 2021.

Phát biểu tại buổi công bố hôm nay, ông Tuấn cho biết: nhìn lại hệ thống pháp luật hiện tại, còn nhiều quy định chưa phù hợp.

 ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Minh chứng cho quan điểm của mình, ông Tuấn dẫn lại quy định về giờ làm thêm trong doanh nghiệp.

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, giới hạn làm thêm giờ không quá 200 giờ/năm, đối với một số ngành, nghề đặc thù là không quá 300 giờ/năm, số giờ làm thêm được khống chế chặt không quá 40 giờ/tháng.

Theo ông Tuấn trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, doanh nghiệp đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lao động do người lao động bị cách ly do nhiễm COVID-19, người lao động bỏ việc về quê…

Khi trở lại sản xuất, nhu cầu tăng ca, tăng giờ làm việc để hoàn thành đơn hàng, giữ được khách hàng là rất cấp bách. Yêu cầu giới hạn về giờ làm thêm như quy định hiện hành khiến cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn”, ông Tuấn nói.

Ngoài ra, ông Tuấn cũng lấy ví dụ về việc gia hạn giấy chứng nhận lưu hành đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Theo đó, Luật Dược quy định giấy đăng ký lưu hành thuốc có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp. Khi hết hạn, doanh nghiệp phải thực hiện việc gia hạn giấy phép đăng ký lưu hành.

Khảo sát của VCCI cho thấy, trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19, việc gia hạn giấy chứng nhận lưu hành gặp nhiều khó khăn bởi: doanh nghiệp thiếu nhân sự để chuẩn bị hồ sơ, do yêu cầu làm việc giãn cách; nhiều giấy tờ trong hồ sơ phải chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự tại nước sở tại. Ở các nước này do ảnh hưởng của dịch COVID19, nhiều trường hợp không làm việc hoặc làm việc giãn cách.

Hội thảo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 được tổ chức bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Hội thảo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 được tổ chức bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Do đó, ông Tuấn nhấn mạnh doanh nghiệp có được các loại giấy tờ này là khó khăn; biện pháp hạn chế đi lại khiến cho việc nộp hồ sơ của doanh nghiệp gặp khó; các giấy tờ như GMP (giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc), CPP (giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm), GDP (giấy chứng nhận thực hành tốt phân phối thuốc) của doanh nghiệp chưa được cấp mới, cấp lại vì cơ quan quản lý chưa tổ chức kiểm tra, đánh giá do dịch bệnh.

Pháp luật về dược không có quy định kéo dài hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Việc không được gia hạn giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, cùng với hiện trạng, nhiều nhà máy sản xuất thuốc bị ngừng trệ sản xuất do biện pháp phong tỏa, giãn cách, làm cho chuỗi cung ứng thuốc bị đứt gãy vì thiếu hụt nguồn thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Các yêu cầu về hình thức tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép Quy định hiện hành yêu cầu các tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép trong lĩnh vực y tế phải được chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự (Điều 38 Luật Dược 2016 quy định, giấy tờ do cơ quan nước ngoài cấp phải được chứng thực và hợp pháp hóa lãnh sự trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp phép). Các biện pháp phong tỏa, giãn cách trong nước cũng như ở nước ngoài, khiến doanh nghiệp vô cùng khó khăn để có thể đáp ứng yêu cầu về hồ sơ đề nghị cấp phép”, ông Tuấn nói.

Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh là sáng kiến của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để điểm lại những vấn đề nổi bật của pháp luật kinh doanh Việt Nam hàng năm.

Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh là sáng kiến của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để điểm lại những vấn đề nổi bật của pháp luật kinh doanh Việt Nam hàng năm.

Điều này, theo ông Tuấn sẽ khiến cho doanh nghiệp không thể hoàn thành các thủ tục cấp phép, bị ngừng trệ hoạt động kinh doanh và làm gián đoạn hoạt động cung ứng hàng hóa (ví dụ như trang thiết bị y tế nhập khẩu), ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động khám chữa bệnh, phòng chống dịch. 

>> Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: chất lượng của thông tư và ảnh hưởng tới doanh nghiệp

Để giải quyết vấn đề này, đại diện VCCI cho rằng các nhà làm chính sách cần thiết phải xem xét lại một cách toàn diện để nhận diện: những vấn đề nào chỉ phù hợp trong thời kỳ dịch bệnh - cần có cơ chế để điều chỉnh quy định trong khoảng thời gian này; những vấn đề nào cần phải điều chỉnh lại ngay cả khi mọi thứ quay trở lại bình thường - cần phải sửa đổi bổ sung hoặc thay thế quy định.

Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin

Có thể bạn quan tâm

  • Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Pháp luật phòng chống bệnh không dự liệu được tình hình

    09:25, 29/03/2022

  • Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: chất lượng của thông tư và ảnh hưởng tới doanh nghiệp

    04:30, 29/03/2022

Bài và ảnh: ĐỖ HUYỀN