Nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ
VCCI - Chi nhánh TP.HCM, tổ chức Hội thảo “Kết nối kinh doanh Việt Nam - Ấn Độ” lần thứ 2 với chủ đề: “Cập nhật về thị trường xuất nhập khẩu hôm nay”.
>>>Tận dụng cơ hội Vàng cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Châu Mỹ
Chiều 31/3/2022, Liên đoàn Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) - Chi nhánh TP.HCM, tổ chức Hội thảo “Kết nối kinh doanh Việt Nam - Ấn Độ” lần thứ 2 với chủ đề: Cập nhật về thị trường xuất nhập khẩu hôm nay.
Mối quan hệ gắn kết
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam, nhấn mạnh: Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trước hết và trên hết là một mối quan hệ truyền thống và đặc biệt vì nó được phát triển trên nền tảng hơn 2.000 năm giao thương và việc truyền bá Đạo Phật vào Việt Nam. Hai nước có có truyền thống ủng hộ, hỗ trợ lẫn nhau trên cơ sở gắn kết, gần gũi về giá trị văn hóa, văn minh giữa hai dân tộc.
Năm 2022 có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1972 - 2022). Với “Tầm nhìn chung vì “Hòa bình, Thịnh vượng và Con người” (năm 2020), hai nước tiếp tục thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó đặc biệt là “thịnh vượng” trong quan hệ hợp kinh tế.
Cũng theo ông Thành, trải qua 50 năm, các thế hệ lãnh đạo Việt Nam và Ấn Độ đã không ngừng vun đắp, củng cố và xây dựng quan hệ giữa hai nước: từ mối quan hệ ngoại giao năm 1972, đến quan hệ đối tác toàn diện (năm 2003), đối tác chiến lược (năm 2007) và đối tác chiến lược toàn diện (năm 2016).Thêm vào đó, việc Hiệp định thương mại hàng hóa khu vực ASEAN - Ấn Độ (AITIG) có hiệu lực và Ấn Độ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường (năm 2010) đã góp phần củng cố nền tảng vững chắc cho quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư song phương. Nếu như hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ trong những thập niên đầu thiết lập quan hệ ngoại giao còn rất khiêm tốn, thì bước sang thế kỷ XXI, quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam - Ấn Độ đạt được nhiều nhiều thành quả nổi bật.
Hiện nay, đối với Ấn Độ, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 18 trên toàn cầu và là đối tác thương mại lớn thứ 4 trong ASEAN, sau Singapore, Indonesia và Malaysia. Đối với Việt Nam, Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 7, nguồn nhập khẩu lớn thứ 7 và thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 trên toàn cầu.
Năm 2021, mặc cho tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ lần đầu tiên vượt mức 13 tỷ USD, đạt 13,2 tỷ USD (tăng 37% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 6,2 tỷ USD (tăng 20% so với cùng kỳ năm trước) và giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này đạt gần 7 tỷ USD (tăng 57% so với cùng kỳ năm trước). Riêng trong tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại hai nước đã đạt trên 1,38 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt trên 713 triệu USD và giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này đạt trên 674 triệu USD.
>>>Doanh nghiệp cần hỗ trợ xuất khẩu chính ngạch
... và cơ hội giao thương
Nhận định về cơ hôi giao thương giữa Việt Nam và Ấn Độ, bà Sai Sudha Chandrasekaran, Trợ lý cấp cao kiêm Phó chủ tịch, Invest India, cho rằng: Hệ thống một cửa quốc gia Ấn Độ, cũng như nền tảng kỹ thuật số tạo điều kiện áp dụng cho hơn 500 dịch vụ và phê duyệt quy định trên 32 Bộ / Ban ngành của Chính phủ Trung ương, 14 Quốc gia / UTs.
Trong đó, Ngân hàng, Đất đai, Công nghiệp Ấn Độ đã được đưa lên Cổng thông tin điện tử giới thiệu thông tin về 4.500 Khu công nghiệp được lập bản đồ trên 5.06 ha Lakh. Tích hợp với hệ thống GIS và quỹ đất của 26 Bang / UTs.
Lược đồ khuyến khích liên kết sản xuất - Lược đồ PLI cho 14 lĩnh vực chính với chi tiêu 1,97 lakh INR dẫn đến tiềm năng tạo ra 60 vạn việc làm mới. Sản xuất thêm INR 30 Lakh Cr trong 5 năm tới.
Chính sách FDI - 100% FDI theo lộ trình tự động được phép cho hầu hết các lĩnh vực. Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục tự do hóa hơn nữa giới hạn FDI trong lĩnh vực dầu khí và khí đốt tự nhiên, viễn thông, quốc phòng và bảo hiểm.
Về nền tảng kỹ thuật số hiện Ấn Độ đã tập hợp 16 Bộ lại với nhau để lập kế hoạch tổng hợp và phối hợp thực hiện các dự án kết nối cơ sở hạ tầng; Giảm thuế suất thuế doanh nghiệp xuống 15%, trở thành một trong những mức thuế cạnh tranh nhất trên thế giới; Hạn chế đấu thầu toàn cầu cho các giao dịch mua dưới INR 200 Cr trừ khi có phê duyệt cụ thể; Cung cấp ưu đãi mua hàng cho các nhà cung cấp cung cấp các mặt hàng có giá trị gia tăng trong nước tối thiểu 50%; Hạn chế tham gia vào quá trình đấu thầu của các nhà cung cấp cung cấp dưới 20% giá trị gia tăng trong nước.
Về hệ sinh thái khởi nghiệp, hiện Ấn Độ lớn thứ ba thế giới với 89 kỳ lân. Startup được công nhận được miễn thuế trong 3 năm; Tự chứng nhận theo 9 luật lao động và 3 môi trường; Sự nới lỏng trong mua sắm công; Hỗ trợ cho IPR... - bà Sai Sudha Chandrasekaran nói.
Chia sẻ về trương trình tín dụng, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với thị trường Ấn Độ, ông Gunadhar Sena, Giám đốc Chi Nhánh Ngân Hàng Ấn Độ tại TP. HCM, chia sẻ: Ngân hàng Ấn Độ (Bank of India), được thành lập tại Mumbai vào ngày 7 tháng 9 năm 1906 bởi một nhóm doanh nhân lỗi lạc từ Mumbai và thuộc Ngân hàng sở hữu tư nhân và kiểm soát cho đến tháng 7 năm 1969.
Đến năm 1969, Ngân hàng được quốc hữu hóa cùng với 13 ngân hàng khác. Về khối lượng kinh doanh, Ngân hàng chiếm vị trí hàng đầu trong số các ngân hàng được quốc hữu hóa.
Hiện tại, Ngân hàng có 5105 Chi nhánh trên khắp Ấn Độ bao gồm tất cả các Bang và Lãnh thổ Liên minh. Có 54000 lực lượng lao động giàu kinh nghiệm ở Ấn Độ. Chúng tôi có các Chi nhánh Ngân hàng Doanh nghiệp, Chi nhánh MSME, Chi nhánh Ngân hàng Bán lẻ và Chi nhánh Chuyên biệt tại Ấn Độ. Hiện chúng tôi là thành viên sáng lập của SWIFT tại Ấn Độ - ông Gunadhar Sena cho hay.
Cũng theo ông Gunadhar Sena, Ngân hàng Ấn Độ mở Chi nhánh đầu tiên tại London vào năm 1946 và Tokyo vào năm 1950. Có 45 chi nhánh / văn phòng ở nước ngoài, trong đó có 23 chi nhánh riêng, 1 văn phòng đại diện và 4 công ty con (20 chi nhánh) và 1 công ty liên doanh. Có mặt ở hầu hết các Trung tâm thương mại như Singapore, Hong Kong, Nhật Bản, Châu Phi, Mỹ và Anh. Và tại Việt Nam, Ngân hàng mở Văn phòng Đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2003. Sau 12 năm có mặt, chúng tôi đã xin Giấy phép Ngân hàng vào năm 2015 và Chi nhánh đi vào hoạt động từ tháng 7/2016 tại Trung tâm Thương mại Sài Gòn, 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1.
Đặc biệt, về chính sách tại Việt Nam, chúng tôi cung cấp các phương tiện tín dụng cho các Công ty và Đơn vị MSME bị giới hạn vốn lưu động. Các khoản cho vay có kỳ hạn đối với nhà máy và máy móc. Cho vay có kỳ hạn để mua tài sản cố định, đóng gói tín dụng đối với các LC đã xác nhận.
Trong đó, chúng tôi ưu tiên mở LC cho các doanh nghiệp bằng (USD / INR); Tư vấn, xác nhận đàm phán về LC do bạn phát hành; Xác nhận vào LC do người mua ở nước ngoài phát hành; Xử lý Chứng từ được ký phát theo LC... - ông Gunadhar Sena cho hay.
Ấn Độ là thị trường tiềm năng
Nhận định và Cập nhật về thị trường xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ, bà Lê Thị Mai Anh - Trưởng phòng, phòng Đông Nam Á, Nam Á và Hợp tác Khu vực Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương, cho biết: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ trong thời gian gần đây, cho thấy, sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 là yếu tố chưa có tiền lệ tác động tới mọi mặt của đời sống con người, ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế thế giới và mỗi quốc gia. Mới đây là tình hình Nga-Ukraine và các biện pháp mà các nước áp dụng đã và đang tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế thế giới với nguy cơ lạm phát tăng cao do giá các mặt hàng nguyên liệu cơ bản, nguyên liệu đầu vào tăng cao, sự gián đoạn nguồn cung chuỗi cung ứng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.
Thực tế hiện nay, từ toàn cầu hóa, đang có xu hướng dịch chuyển sang sự liên kết hợp tác theo khu vực, nhóm và đẩy mạnh hợp tác song phương. Tôi cho rằng việc hợp tác nghiên cứu, dự báo về chuyển dịch chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất tiềm năng giữa các nước; tìm kiếm cơ hội hợp tác và phát triển các lĩnh vực, mắt xích để mở rộng mạng lưới các nhà cung ứng phù hợp ở các thị trường trong khu vực nhằm đảm bảo không gián đoạn chuỗi cung ứng là hết sức cần thiết.
Nhận thức vấn đề này, cả Việt Nam và Ấn Độ đều nhận thấy rõ vai trò quan trọng của mỗi bên, đặc biệt là từ góc nhìn về kinh tế, thương mại. Ấn Độ là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Nam Á, là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 17 trên thế giới và lớn thứ 4 trong khu vực ASEAN của Ấn Độ. Trong bối cảnh chung, thương mại song phương Việt Nam và Ấn Độ cũng không tránh khỏi các tác động của đại dịch và nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, với các nỗ lực ứng phó và thích nghi phù hợp, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Ấn Độ ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Kim ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ đã tăng gần 4 lần trong vòng 10 năm (từ 2,7 tỷ USD năm 2010 lên 9,6 tỷ USD năm 2020), với tốc độ tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt gần 16%. Do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ năm 2020 sụt giảm gần 14% nhưng đã dần hồi phục và lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021, đạt mức 13,2 tỷ USD, tăng mạnh gần 37% so với năm 2020, mức cao nhất từ trước đến nay.
Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng gần 20% so với năm 2020. Thương mại hai chiều của hai nước tiếp tục tiến gần hơn nữa tới mục tiêu kim ngạch thương mại 15 tỷ USD mà Lãnh đạo Cấp cao hai nước đã đặt ra - bà Mai Anh kỳ vọng.
Có thể bạn quan tâm
Điều gì đằng sau việc Mỹ và EU cấm xuất khẩu hàng hóa xa xỉ sang Nga?
04:00, 15/03/2022
Tận dụng cơ hội Vàng cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Châu Mỹ
17:06, 27/04/2021
Xuất khẩu hàng hoá tháng 11 bất ngờ giảm mạnh
11:00, 04/12/2020
Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá "một cổ đôi tròng"
01:00, 29/11/2019
Bình Thuận đa dạng thị trường xuất khẩu hàng hóa
06:29, 14/09/2018