"Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC): "Nắm bắt - Tham gia - Kiến tạo"

NGUYỄN VIỆT 12/07/2022 15:11

Với thông điệp xuyên suốt của Việt Nam lần này là khẳng định APEC tiếp tục là Diễn đàn khu vực có tiếng nói, có vai trò thúc đẩy chủ nghĩa đa phương.

>>>VCCI hỗ trợ YAP kết nối hợp tác tại Việt Nam

Thúc đẩy hợp tác đa phương để vượt qua dịch COVID-19 và phục hồi nhanh chóng, phát triển bền vững nền kinh tế, tiếp tục là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC). Ảnh: Nguyễn Việt

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC). Ảnh: Nguyễn Việt

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) chia sẻ tại cuộc họp báo giới thiệu Kỳ họp III của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III), ngày 12/7.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương, Kỳ họp III của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) tổ chức tại Việt Nam năm 2022 với chủ đề: “Nắm bắt - Tham gia - Kiến tạo” (Embrace. Engage. Enable). Chủ đề thể hiện mong muốn nắm bắt những cơ hội khi thế giới đã kết nối trở lại; kiến tạo thông qua hợp tác đưa ra những ý tưởng, sáng kiến; và tham gia vào chuyển đổi số, phát triển bao trùm và bền vững. Đây là một sự kiện lớn và có ý nghĩa kinh tế - thương mại quan trọng.

APEC đã đưa ra những biện pháp rất mới, cách tiếp cận mới trong việc phục hồi kinh tế như thúc đẩy nền kinh tế số, thúc đẩy thương mại điện tử, thúc đẩy tự do thương mại, dỡ bỏ các rào cản thương mại để khôi phục sản xuất, kinh doanh, tránh bị đứt gãy các chuỗi sản xuất.

Các sáng kiến của Hội đồng tư vấn Kinh doanh APEC đã đem lại lợi ích vô cùng to lớn và quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Cụ thể, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi và vượt qua đại dịch, được chia sẻ vaccine, tiếp cận công bằng với vaccine, vật tư y tế và nguồn lực.

Nhiều sáng kiến hợp tác mới đã được đề xuất nhằm tăng cường sự đồng bộ và thống nhất trong việc tạo thuận lợi cho lưu chuyển hàng hóa, đi lại của người dân, cũng như các hoạt động đầu tư, kinh doanh trong khi vẫn bảo đảm an toàn về y tế và sức khỏe.

“Nhờ vậy, du lịch, vận tải, hàng không, bán lẻ, thương mại xuyên biên giới dần sôi động trở lại nhờ các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, tiêm chủng vaccine, các gói hỗ trợ tài chính… tại nhiều nền kinh tế”, bà Hương nói.

Kỳ họp III của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) tổ chức tại Việt Nam năm 2022 với chủ đề: “Nắm bắt. Tham gia. Kiến tạo” (Embrace. Engage. Enable). Ảnh: Nguyễn Việt

Kỳ họp III của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) tổ chức tại Việt Nam năm 2022 với chủ đề: “Nắm bắt. Tham gia. Kiến tạo” (Embrace. Engage. Enable). Ảnh: Nguyễn Việt

Thúc đẩy thương mại điện tử, thúc đẩy tự do thương mại, dỡ bỏ các rào cản thương mại để khôi phục sản xuất, kinh doanh, tránh bị đứt gãy các chuỗi sản xuất.

Các sáng kiến đã tái kết nối khu vực về con người, thương mại và đầu tư hướng tới xây dựng khu vực châu Á-Thái Bình Dương thịnh vượng, đạt được tăng trưởng bền vững và bao trùm trong tương lai.

Một số đề xuất sáng kiến trọng điểm được thảo luận bao gồm mở rộng phạm vi thẻ đi lại của doanh nhân APEC (ABTC); xây dựng cổng thông tin điện tử về đi lại an toàn trong khu vực; các sáng kiến nhằm tăng cường tính tương thích, hướng tới công nhận lẫn nhau các hộ chiếu vaccine…

Một số sáng kiến thúc đẩy quá trình phục hồi xanh, thúc đẩy mở rộng thương mại và tạo ra các cơ hội mới. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), phụ nữ và các nhóm yếu thế khác.

Vì các MSME, bao gồm cả các công ty do phụ nữ lãnh đạo, chiếm thị phần lớn trong cộng đồng doanh nghiệp và việc làm của chúng tôi, nhưng họ đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Nếu các sáng kiến có thể xây dựng các khả năng và tùy chọn kỹ thuật số của họ sẽ có thể giúp mở khóa tiềm năng của họ. Điều đó sẽ đóng góp quan trọng vào sự phục hồi kinh tế chung.

Năm nay, mặc dù dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn tại nhiều nền kinh tế trong khu vực. Tuy nhiên, Kỳ họp ABAC III tại Hạ Long cho đến nay đã thu hút được hơn 130 đại biểu đăng ký tham dự, và con số này sẽ tiếp tục được tăng lên trong thời gian tới.

Số lượng này mặc dù không phải là con số lớn, tuy nhiên số lượng đại biểu đăng ký tại Kỳ họp III lớn hơn rất nhiều so với các Kỳ họp I và II của ABAC được tổ chức lần lượt tại Singapore và Vancouver, Canada.

“Điều này chứng tỏ sức hấp dẫn của Việt Nam nói chung là điểm đến an toàn, thân thiện cũng như thể hiện sức hấp dẫn của thành phố Hạ Long, Quảng Ninh là địa điểm rất đặc biệt đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới”, bà Hương nhấn mạnh.

Toàn cảnh cuộc họp báo. Ảnh: Nguyễn Việt

Toàn cảnh cuộc họp báo. Ảnh: Nguyễn Việt

Vẫn theo bà Nguyễn Thị Thu Hương, như Chủ tịch ABAC Việt Nam, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công đã giới thiệu, ABAC gồm đại diện của 21 nền kinh tế thành viên, gồm những nền kinh tế lớn nhất thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada, Hàn Quốc…

Mỗi nền kinh tế sẽ có tối đa 3 thành viên ABAC được chính thức bổ nhiệm bởi nguyên thủ của nền kinh tế, thường sẽ là tổng giám đốc, chủ tịch của những tập đoàn, công ty đa quốc gia, doanh nghiệp lớn đại diện cho nền kinh tế. Do đó, mặc dù số lượng đại biểu tham dự không cao, tuy nhiên đây đều là những đại biểu tiêu biểu của khu vực.

Đến tham dự ABAC III lần này tại Hạ Long, Việt Nam chúng ta sẽ được đón tiếp đại diện lãnh đạo cấp cao nhất của các tổ chức xúc tiến thương mại, như các Phòng Thương mại, Liên đoàn Thương mại Công nghiệp.

Các Hiệp hội ngành nghề, các tập đoàn, công ty uy tín hàng đầu khu vực, như Liên đoàn Công nghiệp Singapore, Thái Lan; các Hiệp hội Ngân hàng Thái Lan; Tập đoàn UPS của Hoa Kỳ, Tập đoàn Esquel của Hồng Kong; các tập đoàn khổng lồ về công nghiệp, điện tử, máy tính, hóa chất kinh doanh như Quanta, Acer, NEC, Marubeni, SINOCHEM … sẽ đến Việt Nam tham dự Kỳ họp III.

“Cộng đồng doanh nghiệp chúng tôi nhận thấy đây là thời điểm có nhiều xáo trộn, nhưng cũng mang đến cơ hội lớn. Chúng ta có thể tận dụng sức mạnh tổng hợp từ việc tham gia tập thể, chấp nhận những thách thức và tạo điều kiện cho cộng đồng của chúng ta, để nhận ra toàn bộ tiềm năng của khu vực của chúng ta”, bà Hương bày tỏ.

Là một thành viên của ABAC, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào Kỳ họp III của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) tổ chức tại Việt Nam năm 2022 với chủ đề: “Nắm bắt. Tham gia. Kiến tạo” (Embrace. Engage. Enable), Chúng tôi sẽ cùng nhau thảo luận đưa ra các đề xuất thiết thực theo chủ đề nêu trên, trình lên Diễn đàn APEC để chính phủ mỗi nước có các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, mở rộng thương mại điện tử và cùng nhau xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng được kết nối toàn cầu. 

Có thể bạn quan tâm

  • VCCI hỗ trợ YAP kết nối hợp tác tại Việt Nam

    12:56, 05/07/2022

  • VCCI và KORCHAM thắt chặt kết nối cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc

    02:55, 10/06/2022

  • VCCI tiếp tục kiện toàn tổ chức cán bộ

    15:44, 09/06/2022

  • VCCI cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ theo các quy định của Việt Nam

    03:04, 04/06/2022

  • Chủ tịch VCCI: "Đạo đức doanh nhân là cốt lõi hình thành văn hoá của mỗi doanh nghiệp"

    13:01, 19/05/2022

  • VCCI công bố Sáu Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam

    11:04, 19/05/2022

NGUYỄN VIỆT