“Đòn bẩy” phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

TUẤN VỸ 22/07/2022 12:25

Việc liên kết các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư,... cho khu vực, tạo thế cân bằng so với hai đầu đất nước.

>>Du lịch Hội An khởi sắc

Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng) phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Liên kết tạo động lực phát triển”. Thông qua Hội thảo, các đơn vị muốn tìm kiếm giải pháp, định hướng để phát triển cho vùng, qua đó tạo đà đưa kinh tế - xã hội tại khu vực cân bằng so với hai đầu đất nước.

Khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Tiến Quang, Giám đốc VCCI Đà Nẵng cho hay vấn đề liên kết vùng trên thực tế đã nói rất nhiều và tất cả các địa phương đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc liên kết. Theo ông Quang, sau những tác động của dịch bệnh cũng như xung đột trên thế giới, việc liên kết càng trở nên có ý nghĩa hơn với phát triển kinh tế - xã hội đối với khu vực.

a

Hội thảo khoa học với chủ đề “Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Liên kết tạo động lực phát triển” do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng) phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ tổ chức.

“Các địa phương, doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu,... cần chung tay, hợp lực để thúc đẩy việc liên kết diễn ra mạnh mẽ và mang lại lợi ích hài hòa. Những hạn chế cần được tháo gỡ sớm để vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thực sự trỗi dậy, trở thành trụ cột quan trọng cùng với hai đầu đưa kinh tế Việt Nam đi lên”, ông Nguyễn Quang nói.

Theo Giám đốc VCCI Đà Nẵng, miền Trung có nhiều khu kinh tế, nhiều di sản, cảng biển, sân bay,... chính là các lợi thế để miền Trung tăng sức cạnh tranh, thu hút đầu tư đến khu vực. Cùng với đó, các chính sách kêu gọi đầu tư, tốc độ tăng trưởng GRDP tương đối tốt cũng đã trở thành động lực cho mỗi địa phương.

“Hiện tại, đã có một số địa phương vươn lên về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp,... tạo nên nhiều hiệu ứng tích cực. Song, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế như quy mô nền kinh tế khu vực, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng nhưng quy mô về vốn đăng ký lại không tăng,... đã có nhiều tác động. Vì vậy, cần phải đặt ra lời giải trong việc thu hút đầu tư, nguồn vốn chảy về các địa phương để cùng nhau phát triển, tạo dựng sự liên kết đưa kinh tế vùng đi lên xứng với tiềm năng vốn có”, ông Nguyễn Tiến Quang nói thêm.

a

 Ông Nguyễn Tiến Quang, Giám đốc VCCI Đà Nẵng cho rằng các địa phương, doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu,... cần chung tay, hợp lực để thúc đẩy việc liên kết diễn ra mạnh mẽ và mang lại lợi ích hài hòa.

Theo ông Hoàng Hồng Hiệp, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ, thời gian qua định hướng và chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung đã được các địa phương nội vùng triển khai tích cực và đã đạt được những thành quả đáng kể trong phát triển kinh tế. Ông Hiệp nhìn nhận, các địa phương trong vùng đã có những nỗ lực mạnh mẽ, chủ động khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, phát huy triệt để nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ của Chính quyền, Trung ương nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

“Kinh tế các tỉnh nội vùng đã dần thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Tuy nhiên, quá trình phát triển thời gian vừa qua cũng chỉ ra rằng, vai trò động lực, chức năng đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cho sự phát triển chung của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên và cả nước Việt Nam còn khá hạn chế và mờ nhạt”, ông Hiệp nói.

Ông Hoàng Hồng Hiệp thông tin, một trong những lý do chủ yếu là tiếp cận vùng trong phát triển kinh tế xã hội vùng còn chưa rõ nét, tính liên kết trong phát triển giữa các địa phương nội vùng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, hiệu quả liên kết chưa thật sự tốt, chưa lan tỏa để tạo tỉnh kết nối và hỗ trợ trong phát triển nội bộ ngành, giữa các ngành, lĩnh vực khác nhau, nội vùng và ngoại vùng.

“Liên kết vùng là một định hướng chiến lược và là giải pháp mang lại nhiều lợi ích đối với phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường . Xu thế liên kết vùng góp phần đánh thức và khai thác tối ưu tiềm năng của vùng, thúc đẩy sự hợp tác liên kết, phát huy thế mạnh của các địa phương trong vùng, nhằm giải quyết những vấn đề chung như lao động, việc làm, hạ tầng, giao thông, khai thác tài nguyên, cơ cấu ngành kinh tế, sản xuất, tiêu thụ”, ông Hiệp nói thêm.

Trong khuôn khổ hội thảo cũng đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa

Trong khuôn khổ hội thảo cũng đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa VCCI Đà Nẵng với iện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ.

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã xác định việc phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đặt ra yêu cầu cấp thiết trong xây dựng định hưởng và giải pháp trong liên kết vùng, đảm bảo sự hài hòa giữa quá trình thực thi chiến lược liên kết và điều chỉnh thể chế, chính sách giữa các địa phương trong vùng và ngoại vùng, giữa các ngành, lĩnh vực cơ bản, mũi nhọn và các lĩnh vực phụ trợ, giữa phát triển kinh tế và khai thác các nguồn lực văn hóa, xã hội và môi trường.

Đồng thời, định hướng phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và địa phương nội vùng trong bối cảnh mới. Trong đó, chú trọng phát triển xã hội - môi trường ở địa phương và ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, môi trường kinh doanh/đầu tư ở địa phương và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.  Cùng với đó là liên kết vùng và nội vùng trong phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, liên kết phát triển các ngành, lĩnh vực ở địa phương và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 05 tỉnh/thành phố (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, và Bình Định), được xác định theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, Vùng kinh tế trong điểm miền Trung được xác định nhằm mục tiêu “từng bước trở thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước, bảo đảm vai trò hạt nhân tăng trưởng và thúc đẩy phát triển khu vực miền Trung và Tây Nguyên”.

Có thể bạn quan tâm

  • 16 tỉnh thành tham gia kết nối giao thương khu vựcp/miền Trung – Tây Nguyên

    16 tỉnh thành tham gia kết nối giao thương khu vực miền Trung – Tây Nguyên

    13:03, 15/07/2022

  • 15/7: Hội nghị kết nối giao thương khu vực miền Trung - Tây Nguyên

    15/7: Hội nghị kết nối giao thương khu vực miền Trung - Tây Nguyên

    10:13, 14/07/2022

  • Tháo “điểm nghẽn” để phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

    Tháo “điểm nghẽn” để phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

    03:00, 03/07/2022

  • Định hướng nào cho

    Định hướng nào cho "Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung"?

    16:28, 01/07/2022

TUẤN VỸ