Xây dựng chương mới về Doanh nhân Việt Nam
Doanh nhân Việt Nam chung tay xây dựng văn hóa kinh doanh, xây dựng một chương mới về con người Việt Nam biết hy sinh, ngẩng cao đầu, tự hào, bất khuất, quật cường để tiếp nối truyền thống dân tộc.
>>Chương trình bình xét và trao tặng danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" năm 2022
Doanh nhân, Luật sư, ThS. Phạm Hồng Điệp chia sẻ về văn hóa doanh nghiệp – cốt cách, nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Theo doanh nhân Phạm Hồng Điệp, doanh nhân Việt Nam - họ không chỉ là những người biết làm giàu cho cá nhân, cho doanh nghiệp, cho xã hội, mà cũng là những người biết xây dựng nền tảng văn hoá doanh nghiệp cho đơn vị mình, góp phần tô điểm thêm cho nét văn hoá doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh của thế hệ doanh nhân ngày nay.
Từ xa xưa, cha ông ta để lại các câu chuyện lịch sử, các truyền thuyết về đời sống xã hội được lưu truyền từ đời này qua đời khác, đúc kết để xã hội ngày càng văn minh tiến bộ. Cũng như vậy, doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam cũng đã phát triển và ghi lại được dấu ấn, những nguyên tắc, những tập tục, những quy ước trên cơ sở luật pháp đương đại để phát triển trường tồn với xã hội.
“Doanh nghiệp là một tập thể có tổ chức chặt chẽ, được ràng buộc bởi luật pháp kết dính với nhau trong một môi trường sinh hoạt và làm việc mang tính đặc thù của từng doanh nghiệp. Vì vậy, tất yếu sẽ hình thành nên văn hoá riêng biệt của từng doanh nghiệp và mỗi doanh nhân là người đứng đầu”, doanh nhân Phạm Hồng Điệp nhấn mạnh.
Vẫn theo doanh nhân Phạm Hồng Điệp, người thuyền trưởng “chèo lái” doanh nghiệp phải biết nhận diện nó với các đặc thù riêng biệt để xây dựng và bảo vệ như thế nào có tính chất truyền thống bền vững trường tồn cho doanh nghiệp theo thời gian.
Xây dựng được ý chí, tinh thần, nội lực của tập thể cán bộ công nhân viên một cách đồng nhất dân chủ là vấn đề khó đòi hỏi cái nhìn sáng suốt, cái tâm trong sáng, ý chí kiên cường thái độ ứng xử đúng mực, mềm dẻo của lãnh đạo từ đó hình thành nên chính sách riêng biệt, điều kiện cơ chế vận hành doanh nghiệp, mọi tâm trí của tập thể người lao động đều hướng tới một mục tiêu phát triển doanh nghiệp:
“Tướng sĩ một lòng phụ tử
Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”
Thực tế, trong xã hội có rất nhiều doanh nghiệp thành đạt và phát triển ở các trạng thái khác nhau, tạo dựng nên được truyền thống đẹp trong kinh doanh cũng như trong cách ứng xử. Điều này cũng đồng nghĩa họ phải trải qua bao gian nan, bao thăng trầm để tạo dựng nên được thành công.
Những cái đó không thể đem ra cân đo, đong đếm, định lượng mà là giá trị tinh thần vô giá, xây dựng được lòng tin trong từng con người lao động, từng sản phẩm doanh nghiệp làm ra để sống bền vững trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt.
“Tôi cho rằng, doanh nghiệp muốn tồn tại trong cơ chế thị trường cần phải xây dựng cho mình một cơ cấu vững chắc, một thể thống nhất, một triết lý riêng, một văn hóa chuẩn mực mà trong đó văn hóa doanh nghiệp như là một kết cấu chính để xây dựng lên sự trường tồn đó”, doanh nhân Phạm Hồng Điệp nhấn mạnh.
>>VCCI - “điểm tựa” cho cộng đồng doanh nghiệp
>>VCCI sẽ tạo ra sự “khác biệt” cho các hội viên
>>VCCI và sáu định hướng triển khai trong 2022
Bởi văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ quy tắc ứng xử từ cách nghĩ, đường lối kinh doanh, ý chí tinh thần của khối tập thể có tác động tới hành vi, thái độ quan niệm, niềm tin và quan hệ của các thành viên từ đó xây dựng được một hình ảnh đủ sắc màu của doanh nghiệp.
Trên thực tế, qua ánh hào quang bề ngoài của các doanh nhân, thì phía sau họ là một chuỗi các lo lắng, tủi nhục, mồ hôi, nước mắt, thậm chí phải trả giá cho cả sự nghiệp của mình trước những cơn sóng gió của thị trường.
Nhưng dư luận xã hội, những chìm nổi của cuộc đời, ai sẽ hiểu và đánh giá đúng bản chất của người doanh nhân trong thời đại ngày nay? Câu hỏi còn để ngỏ, tuy nhiên doanh nhân Phạm Hồng Điệp cho rằng, trong sự nghiệp xây dựng chấn hưng đất nước, doanh nhân là thế hệ những người con ưu tú của xã hội, họ như những chiến sĩ, những anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ đổi mới.
“Họ có ý chí sắt đá, học thức, lý tưởng cho một tương lai tươi đẹp, họ biết viết lên những trang sử hào hùng của dân tộc, biết chia sẻ ngọt bùi, đắng cay với cộng đồng xã hội”, doanh nhân Phạm Hồng Điệp bày tỏ.
Doanh nhân Phạm Hồng Điệp khẳng định, doanh nghiệp thành đạt khi có những doanh nhân thành đạt, bởi doanh nghiệp trở thành niềm tự hào của mọi thành viên khi được dẫn dắt điều hành, quản lý bởi các cá nhân lãnh đạo xuất sắc.
Họ đảm nhận vai trò người “cầm lái” gương mẫu trong doanh nghiệp, có tầm nhìn sâu rộng từ quá khứ, hiện tại và tương lai. Họ có tư duy sáng tạo, đổi mới, bản lĩnh, biết hy sinh lợi ích cá nhân để xây dựng tính đoàn kết tập thể cho sự phồn vinh của doanh nghiệp.
“Do đó, mục tiêu xây dựng văn hóa doanh nghiệp và hình ảnh doanh nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đóng vai trò cốt yếu xây dựng tính bền vững của sự phát triển kinh tế và chấn hưng đất nước”, doanh nhân Phạm Hồng Điệp nhấn mạnh.
Từ đó, doanh nhân Phạm Hồng Điệp đề nghị các doanh nhân Việt Nam cùng chung tay xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đem tiếng nói, suy nghĩ, phẩm chất cao đẹp của doanh nhân Việt Nam để xây dựng một chương mới về con người Việt Nam biết hy sinh, ngẩng cao đầu, tự hào, bất khuất, quật cường như truyền thống dân tộc. Hãy xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân là nền tảng phát triển bền vững.
Chương trình bình xét, trao tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2022 cũng là một nội dung được VCCI triển khai nhằm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Các ứng viên doanh nhân tiêu biểu sẽ do các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan báo chí, truyền thông tìm chọn, giới thiệu và thời hạn đề cử là đến 31/8/2022. Ba bước tiếp theo trong quy trình bình xét là sơ tuyển, thẩm định thực tế và vòng chung tuyển sẽ thực hiện trong tháng 9/2022. Danh hiệu sẽ được trao tặng đúng dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam. Bên cạnh việc bình xét trao tặng Danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, căn cứ hồ sơ các ứng viên trong vòng chung tuyển, Hội đồng bình xét sẽ đề xuất danh sách những doanh nhân có thành tích xuất sắc trong phòng chống đại dịch COVID-19 để tuyên dương tại Lễ công bố và trao danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022. Đây là hoạt động thiết thực để ghi nhận và tôn vinh những doanh nhân đã có đóng góp xuất sắc cho cuộc chiến chống dịch trong hơn 2 năm qua. |
Có thể bạn quan tâm
Chương trình bình xét và trao tặng danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" năm 2022
13:00, 08/08/2022
Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022: Giảm lượng tăng chất
21:06, 02/08/2022
“Giảm lượng, tăng chất” để giá trị doanh nhân được cộng đồng công nhận
03:16, 02/08/2022
Liêm chính, đạo đức, “thước đo” doanh nhân tiêu biểu
00:50, 31/07/2022
Doanh nhân tiêu biểu tạo động lực các thế hệ khởi nghiệp kinh doanh
14:33, 30/07/2022
Danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” là thông điệp về đóng góp của doanh nhân
11:00, 30/07/2022
Phát động bình xét và tôn vinh danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" năm 2022
10:00, 30/07/2022