Đội ngũ doanh nhân tại Bình Dương đã phát huy hiệu quả của Nghị quyết 09
Bình Dương là một trong những tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp vì vậy lực lượng doanh nhân có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong thời kỳ mới.
>>“Sức bật” từ Nghị quyết 09-NQ/TW
Lần đâu tiên trong lịch sử, Bộ Chính trị có một nghị quyết về “xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Đó là khẳng định của ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 09-NQ/TW tại buổi tiếp xúc doanh nghiệp và các cơ quan ban ngành tỉnh Bình Dương.
Theo đó, sáng 05/09/2022, Đoàn Công tác của ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị, đã chính thức làm việc với cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan ban ngành của tỉnh Bình Dương. Đoàn Công tác gồm: ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 09-NQ/TW; ông Đỗ Ngọc An, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương; ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, Tổ trưởng Tổ Biên tập Nghị quyếtt… cùng các cơ quan ban ngành của tỉnh Bình Dương.
Xác định 3 quan điểm rõ ràng…
Báo cáo 10 năm thực hiện Nghị quyết 09 với đoàn công tác, ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cho biết: Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp có bước chuyển biến tích cực.
Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách tạo môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân; tạo điều kiện thuận lợi tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Công tác quản lý nhà nước có nhiều chuyển biến tích cực, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính được quan tâm, có bước đột phá tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển; mối quan hệ trong doanh nghiệp, giữa cộng đồng doanh nghiệp với các hiệp hội doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước có nhiều chuyển biến tích cực.
Bên cạnh đó, Bình Dương là một trong những tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp. Do đó, lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ mới – ông Dành nói.
Cũng theo ông Dành, chính vì lẽ đó, tại hội nghị hôm nay, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp có sự tham dự của 8 hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, đại diện doanh nghiệp trẻ, đại diện doanh nghiệp nhà nước… Và phần lớn là những lực lượng nòng cốt, đội ngũ doanh nhân ưu tú đã góp phần vào sự phát triển của tỉnh Bình Dương trong suốt thời gian qua.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 58.290 doanh nghiệp, tăng 5,1 lần so với năm 2011 ( tăng từ 11.469 lên 58.290 doanh nghiệp), tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 19,7%/năm, cao nhất trong khu vực; tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 162.061 tỷ đồng (năm 2011) tăngh lên 681.777 tỷ đồng (năm 2020)…
Do đó, ông Dành tin tưởng rằng, trong thời gian tới, chính lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân này sẽ tiếp tục là một lực lượng nòng cốt mạnh mẽ hơn nữa để phát triển tỉnh Bình Dương trong thời kỳ mới.
Theo ông Dành, hội nghị hôm nay vừa là cơ hội để trao đổi, nắm bắt thêm thông tin cũng như kiến nghị những gì thực tế, thực tiễn so với các chính sách, các chủ trương của Đảng trong thời gian qua. Đồng thời cũng là dịp để nhìn lại những gì đã làm được để thúc đẩy phát triển, những gì là rào cản làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội dể rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo - ông Dành nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội nghị, ông Đỗ Ngọc An - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, nhấn mạnh: Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị nêu 3 quan điểm rõ ràng, cụ thể:
Thứ nhất, xác định rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và khẳng định việc thực hiện Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá và hội nhập quốc tế thì đội ngũ doanh nhân Việt Nam có một vai trò rất quan trọng, là động lực, một lực lượng chủ lực trong việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa.
Thứ hai, Bộ Chính trị xác định, xây dựng và phát huy đội ngũ doanh nhân Việt Nam nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh của đấy nước là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. Nhiệm vụ này do Đảng và hệ thống chính trị toàn xã hội thực hiện.
Thứ ba, tại Đại hội Đảng XIII, phấn đấu đến năm 20030 trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Thực hiện được điều này, không ai khác chính là đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân. Đây là động lực quan trong trong phát triển kinh tế đất nước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và xây dựng hạnh phúc cho doanh nhân.
Dẫn lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông An nêu: đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đã có đóng góp rất lớn và có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh và hạnh phúc.
Do đó, đoàn khảo sát mong muốn được lắng nghe ý kiến đóng góp từ phía các hiện hội doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương. Bởi, Bình Dương là một trong các tỉnh rất phát triển trong tiến trình thực hiện sự nghiệp đổi mới và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong cả nước. Đặc biệt, chúng tôi cũng muốn được nghe những kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân của tỉnh Bình Dương trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và việc xây dựng đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân của tỉnh nhà nói chung. Từ đó, có các kiến nghị, đề xuất với Bộ Chính trị tiếp tục xây dựng các chủ trương mới trong việc xây dựng và phát huy đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp trong thời kỳ mới – ông An gợi ý.
Nêu ý kiến và kiến nghị với đoàn công tác, ông Nguyễn Đức Thuấn – Chủ tịch Tập đoàn TBS Group, chia sẻ: Hiện TBS đang gặp phải rất nhiều những khó khăn do ngành nghề đặc thù giầy và túi xách phải sử dụng nhiều lao động. Bởi nhiều công đoạn đòi hỏi thực hiện thủ công, sử dụng công nhân với số lượng nhiều nhưng lại không thể tuyển được lao động với số lượng lớn. Hiện số lượng lao động của TBS hơn 50.000 lao động là bài toán khó cho doanh nghiệp nếu không có sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành địa phương – ông Thuấn nói.
Cũng theo ông Thuấn, trước tình hình đó, doanh nghiệp phải thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, thực hiện chuyển đổi số để kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì quá trình thực hiện và triển khai một số dự án của TBS vẫn còn nhiều vướng mắc, đặc biệt là các thủ tục hành chính, chính sách hỗ trợ, Luật Đất đai, Luật Đầu tư… khiến doanh nghiệp không thể thự hiện được các dự án một cách hiệu quả – ông Thuấn nêu.
>>Tổng kết 10 năm Nghị quyết số 09-NQ/TW: Quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt với doanh nghiệp, doanh nhân
Tương tự, bà Phan Lê Diễm Trang – Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Bình Dương, chia sẻ: Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách tạo môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân; tạo điều kiện thuận lợi tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Công tác quản lý nhà nước có nhiều chuyển biến tích cực, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp
Song, mặc dù ngành dệt may đang có sự phát triển về công nghệ, chuyển đổi số rất cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì ngành dệt may cũng đang gặp phải rất nhiều những khó khăn do vẫn còn nhiều công đoạn đòi hỏi thực hiện thủ công, sử dụng công nhân với số lượng nhiều nhưng lại không thể tuyển được lao động. Trên thực tế, ngành dệt may đa số là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do đó, hiệp hội kiến nghị: bên cạnh việc đào tạo chuyên môn cho người lao động, thì một việc nữa cũng cần được quan tâm đó là “đào tạo để người lao động có ý thức cao hơn, có trách nhiệm hơn” - bà Trang nhấn mạnh.
Quán triệt nội dung Nghị quyết…
Đánh giá và nhận định 10 năm thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, khẳng định: Đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Và qua kết quả khảo sát, Bình Dương đã được phát huy được hiệu quả theo đúng tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TW mà Bộ Chính trị đề ra.
Cũng theo ông Công, sau khi tiếp xúc các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về công tác triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị, đoàn công tác nhận thấy: “đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã nỗ lực phát triển không ngừng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thì vẫn còn nhiều ý kiến của doanh nghiệp còn kêu khó khăn do vướng cơ chế chính sách.
Vì vậy, để thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị, đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương tiếp tục chỉ đạo tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Nghị quyết cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp và đại diện người sử dụng lao động một số doanh nghiệp lớn của tỉnh; chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các doanh nghiệp tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW với những nội dung, hình thức phù hợp để đạt nhiều kết quả tích cực hơn – ông Công nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
“Sức bật” từ Nghị quyết 09-NQ/TW
09:19, 01/10/2019
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW tại Lào Cai
00:26, 19/08/2022
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số ô tô
20:00, 06/08/2022
Nghị quyết 86/NQ-CP: Đưa thị trường chứng khoán về đúng vị thế vốn có
04:00, 13/07/2022
Mời đón đọc: Nghị quyết 18 - Những đột phá hướng tới hài hòa lợi ích và công bằng xã hội
11:19, 12/07/2022
Tổng kết 10 năm Nghị quyết số 09-NQ/TW: Quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt với doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam
19:31, 30/06/2022
Tiến tới luật hoá Nghị quyết xử lý vướng mắc về nợ xấu, khi nào?
05:30, 21/06/2022