Trách nhiệm xã hội nằm trong ý thức mỗi chúng ta
Tôi không cho rằng khi doanh nghiệp phát triển thì mới nghĩ đến cộng đồng, mới quan tâm đến trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội nằm trong ý thức của mỗi chúng ta.
>>BRG không có khái niệm “gia đình trị”
Doanh nhân Phạm Thị Huân (Ba Huân), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Ba Huân, TP. HCM chia sẻ về trách nhiệm xã hội gắn liền với văn hoá doanh nghiệp.
Bà Ba Huân cho rằng, mọi hoàn cảnh, mọi thời kỳ đều nhắc đến “an cư lạc nghiệp”. Là doanh nghiệp phải giúp đỡ cán bộ nhân viên có cuộc sống ổn định, mức lương cao để họ không phải lo lắng đến cuộc sống nhiều.
Và khi mọi thứ tốt đẹp thì nhân viên sẽ tập trung hoàn thành tốt công việc được giao. Ngoài xã hội cũng vậy, khi cuộc sống của tất cả mọi người đều tốt đẹp thì họ sẽ tập trung vào gia đình nhỏ của mình để mọi thứ trở nên đẹp đẽ và hoàn hảo hơn.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng khi nào doanh nghiệp phát triển lớn mạnh mới cần quan tâm đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Nhưng bà Ba Huân lại có quan điểm khác, đó là trách nhiệm xã hội nằm trong ý thức của mỗi chúng ta.
Doanh nghiệp nhỏ có trách nhiệm xã hội theo cách làm nhỏ, doanh nghiệp lớn thì các hoạt động xã hội lớn hơn. “Vì thế, tôi không cho rằng khi doanh nghiệp phát triển thì mới nghĩ đến cộng đồng, mới quan tâm đến trách nhiệm xã hội”, bà Ba Huân bày tỏ.
Theo bà Ba Huân, nền tảng được xây dựng theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những thời kỳ phát triển khác nhau. Doanh nghiệp từ lúc được thành lập đến khi trở thành thương hiệu được khách hàng lựa chọn cũng phải trải qua quá trình đầu tư và trách nhiệm xã hội luôn gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp.
Thực tế, tuy đã là một doanh nhân thành đạt nhưng bà Ba Huân vẫn hết sức khiêm nhường và giản dị. Ông Phạm Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Ba Huân, đồng thời là em trai của bà Ba Huân nhớ lại: “Có lần thương chị thường xuyên phải đi lại vất vả, tôi định đặt một chiếc vé hạng thương gia để chị có thêm chút thời gian để nghỉ ngơi thoải mái. Nhưng chị từ chối, bởi với chị, số tiền đó dành trao cho những người kém may mắn trong cuộc sống hoặc tăng lương, thưởng cho nhân viên sẽ có ý nghĩa hơn”.
Quả đúng như vậy, hơn thập kỷ qua với tâm niệm “Ba Huân chia sẻ niềm tin cộng đồng”, công ty của bà đã đồng hành cùng nhiều chương trình thiện nguyện, như “Ngôi nhà mơ ước, xây dựng nhà tình thương” , “Tết làm điều hay”, “Xuân yêu thương”... Tổng kinh phí hỗ trợ công tác từ thiện xã hội từ năm 2009 đến 2019 hơn 35 tỷ đồng.
>>“Bí quyết” xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Hòa Bình
>>Bản sắc văn hoá tạo ra thương hiệu
>>Văn hoá là “điểm tựa” của doanh nghiệp trong đại dịch
>>Thời gian "thử thách" với "độ bền" văn hoá
Tự nhận mình là người rất ít chữ nghĩa khi mới học hết đệ ngũ ở trường làng, nhưng bà Ba Huân lại luôn chú trọng đến việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, nhân viên lành nghề. Trong suốt hơn 10 năm, công ty của bà đã cử hơn 350 nhân viên tham gia những khóa học ngắn hạn ở trong và ngoài nước để nâng cao năng lực làm việc của mình.
Đồng thời, bà cũng luôn tạo môi trường làm việc lý tưởng cho cán bộ, công nhân viên nhằm phát huy tối đa tính năng động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm trong mỗi người. Các chế độ đãi ngộ, đảm bảo quyền lợi cho người lao động đều được bà tuân thủ và thực hiện đầy đủ.
Đặc biệt, hàng năm Công ty đều tổ chức kết nạp Đảng cho các đoàn viên ưu tú, tạo nên sức phấn đấu trong lao động, sản xuất và ý thức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trong công ty.
Một công nhân của công ty kể lại: “Có lần vào dịp giáp Tết, công ty bà tổ chức nấu cơm cho những công nhân làm tăng ca. Biết có vài người vì quá mệt nên nghỉ ca, đến bữa cơm, bà khéo léo rời đi để những người nghỉ ấy được ăn cơm trong thoải mái.”
Sự tinh tế và thấu hiểu của vị lãnh đạo ấy trở thành sự khích lệ, động viên to lớn để mỗi người đều tự giác hoàn thành tốt những nhiệm vụ của mình, tạo nên sự thành công bền vững của Ba Huân trong nhiều năm nay.
Từ những đóng góp ấy cho cộng đồng và kinh tế nước nhà, bà Ba Huân vinh dự là đại diện duy nhất của Việt Nam nhận giải thưởng "Nông dân điển hình" của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2016 và là 1 trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất tại Việt Nam năm 2017 do tạp chí Forbes bình chọn cùng nhiều danh hiệu cao quý khác mà Đảng và Nhà nước ta đã trao tặng.
Tại Đại hội Thị đua yêu nước toàn quốc lần thứ X năm 2020, doanh nhân Phạm Thị Huân (nông dân Ba Huân) là một trong số cá nhân điển hình tiên tiến xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước 5 năm (2016-2020) được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
Chương trình bình xét, trao tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2022 cũng là một nội dung được VCCI triển khai nhằm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Các ứng viên doanh nhân tiêu biểu sẽ do các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan báo chí, truyền thông tìm chọn, giới thiệu và thời hạn đề cử là đến 31/8/2022. Ba bước tiếp theo trong quy trình bình xét là sơ tuyển, thẩm định thực tế và vòng chung tuyển sẽ thực hiện trong tháng 9/2022. Danh hiệu sẽ được trao tặng đúng dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam. Bên cạnh việc bình xét trao tặng Danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, căn cứ hồ sơ các ứng viên trong vòng chung tuyển, Hội đồng bình xét sẽ đề xuất danh sách những doanh nhân có thành tích xuất sắc trong phòng chống đại dịch COVID-19 để tuyên dương tại Lễ công bố và trao danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022. Đây là hoạt động thiết thực để ghi nhận và tôn vinh những doanh nhân đã có đóng góp xuất sắc cho cuộc chiến chống dịch trong hơn 2 năm qua. |
Có thể bạn quan tâm
“Bí quyết” xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Hòa Bình
00:36, 10/09/2022
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Cụ thể hoá Nghị quyết 09 bằng nhiều sáng kiến
19:25, 09/09/2022
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Đốt ngọn lửa nhỏ để tạo ra ánh lửa hồng!
16:18, 08/09/2022
Bản sắc văn hoá tạo ra thương hiệu
00:11, 08/09/2022
Thời gian "thử thách" với "độ bền" văn hoá
01:03, 03/09/2022
Dấu ấn văn hoá người đứng đầu
01:15, 31/08/2022
Đạo đức doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp biểu hiện qua “nói đi đôi với làm”
03:25, 26/08/2022
Nền tảng văn hóa tạo dựng doanh nghiệp kiên cường
01:37, 21/08/2022
PNJ “vượt bão” bằng nền tảng văn hoá
02:36, 19/08/2022
“Gen” văn hoá “giải mã” doanh nghiệp
03:15, 18/08/2022
Tấm gương văn hoá bắt đầu từ người đứng đầu
00:44, 17/08/2022
Văn hoá, đạo đức là cốt cách, nền tảng bảo vệ doanh nghiệp
03:07, 16/08/2022