“Sức mạnh mềm” của doanh nhân
Đạo đức doanh nhân là sức mạnh mềm, là nguồn lực to lớn của mỗi doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp mỗi quốc gia, mỗi địa phương.
>>>Đạo đức doanh nhân
Theo thống kê, hiện Việt Nam có gần 907 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 15,3 nghìn hợp tác xã và khoảng 5,6 triệu hộ kinh doanh. Theo đó, đội ngũ doanh nhân cả nước tham gia lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh đã có gần 7 triệu người.
Biểu tượng khát vọng
Doanh nhân Việt Nam hiện nay kết tinh và tiêu biểu cho ý chí, nghị lực vươn lên làm giàu của dân tộc Việt Nam. Đội ngũ doanh nhân góp phần hình thành lối sống sáng tạo, tự lập, tự chủ, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, dám chấp nhận rủi ro, có chí làm giàu, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
Doanh nhân giàu có, thành đạt trở thành mục tiêu, khát vọng phấn đấu của giới trẻ, dám dấn thân lập nghiệp, cống hiến bằng con đường kinh doanh. Sự phát triển, lớn mạnh của đội ngũ doanh nhân đã tạo ra những phẩm chất, giá trị dạo đức văn hóa, lối sống mới: tự lập, tự chủ, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, thách thức, thất bại.
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay vẫn đang trong giai đoạn dần hoàn thiện, hệ thống pháp luật chưa đáp ứng được những nhu cầu của thực tiễn, còn nhiều kẽ hở và bất cập, tạo cơ hội cho các hành vi phạm pháp. Trong bối cảnh như vậy, mộ số doanh nhân đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật, “lách luật” để làm giàu bất chính. Tình trạng đó ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển đạo đức doanh nhân.
Đặt mục tiêu vì lợi nhuận nên nhiều doanh nhân đã bất chấp pháp luật, đã xem nhẹ trách nhiệm của mình đối với xã hội, với người lao động, với nhà đầu tư như vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tàn phá môi trường, gian lận, lừa đảo, chiếm đoạt tại sản...
Xây dựng chuẩn mực
Để nâng cao đạo đức của đội ngũ doanh nhân gắn với xây dựng văn hóa doanh nghiệp và xây dựng đất nước toàn diện, hội nhập quốc tế, cần sự ủng hộ, đồng hành và kiến tạo của Đảng và Nhà nước, Bộ ngành, địa phương, tổ chức hiệp hội ngành nghề.
Trước hết, ưu tiên hoàn thiện thể chế, pháp luật, tiếp tục công cuộc cải cách hành chính theo hướng trong sạch, minh bạch, chuyên nghiệp, kiên quyết xoá bỏ cơ chế “xin cho”; loại bỏ các rào cản gây phiền hà cho doanh nghiệp; sắp xếp, quán triệt bộ máy hành chính phải thân thiện, đúng bản chất dịch vụ công để tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
Hệ thống thể chế phải được cải cách, đổi mới theo hướng tạo nền tảng và khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh có văn hóa, tạo môi trường kinh doanh công bằng với mọi thành phần kinh tế. Phải xây dựng và thực thi các chính sách, quy định pháp luật thực sự đúng đắn, khoa học để không tạo kẽ hở cho làm giàu bất chính. Các thành phần kinh tế được đảm bảo lợi ích chính đáng cũng như ngăn chặn, trừng phạt những hành vi gian lận. Đảng và Nhà nước ban hành hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật đảm bảo sự minh bạch, công bằng, nhất quán để giúp doanh nghiệp được tự do, lành mạnh.
Thứ hai, xây dựng, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức kinh doanh, đạo đức doanh nhân gắn với văn hóa doanh nghiệp. Để xây dựng, phát triển và hoàn thiện đạo đức doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp, cần xây dựng, hoàn thiện các giá trị đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh Việt Nam theo các chuẩn mực và thông lệ trong nước và quốc tế. Các chuẩn mực này sẽ là căn cứ để xã hội đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó tạo ra các “sức ép”, động lực để các doanh nghiệp tuân thủ các cam kết, phấn đấu thực hiện chuẩn mực đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh gắn với phát triển văn hóa doanh nghiệp, tạo nên sức mạnh cộng đồng...
Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp đạt chuẩn mực, là tấm gương về phát triển đức đức doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần quản lý minh bạch tránh hiện tượng “xin - cho”, “mua - bán” danh hiệu tôn vinh, làm giảm giá trị của các danh hiệu và ảnh hưởng đến những doanh nhân, doanh nghiệp liêm chính.
Thứ tư, tăng cường giám sát xã hội và vai trò của các tổ chức đoàn thể, hiệp hội ngành nghề. Tổ chức đoàn thể và hiệp hội ngành nghề cũng là nơi cung cấp các dịch vụ đào tạo, nâng cao nhận thức, hành động và ghi nhận, vinh danh, chế tài đối với các doanh nhân, doanh nghiệp vi phạm chuẩn mực.
Đủ tâm, đủ tài
Về phía cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, để trở thành những doanh nhân chân chính và để đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về chất và lượng, bản thân đội ngũ doanh nhân phải nâng cao năng lực, phẩm chất, chất lượng nguồn nhân lực lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp; rèn luyện bản thân trở thành người đủ tài, đủ tâm và đủ tầm. Bản thân các doanh nhân phải là những tấm gương mẫu mực về tinh thần trách nhiệm với công việc, với xã hội cộng đồng, với gia đình. Phẩm chất, đạo đức và cách ứng xử của doanh nhân là nền tảng xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cần tăng cường, khuyến khích, tiến tới yêu cầu áp dụng các nguyên tắc, chuẩn mực quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn của UBCKNN đối với doanh nghiệp niêm yết, tiến tới áp dụng chuẩn mực quản trị công ty của OECD, áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế, minh bạch trong công bố thông tin đối với mọi đối tượng, thành phần doanh nghiệp.
Các doanh nhân cũng cần tích cực tham gia cùng Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành, địa phương... trong kiến tạo và duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, tích cực, tuân thủ đạo đức kinh doanh.
|
Có thể bạn quan tâm
Triết học của đạo đức
02:01, 28/10/2022
Đạo đức... tối thượng!
03:11, 25/10/2022
Đạo đức, văn hóa là nguồn lực nội sinh của doanh nghiệp
09:59, 13/10/2022
Văn hóa, đạo đức là nền tảng phát triển bền vững
05:12, 13/10/2022
Đạo đức doanh nhân là yếu tố then chốt tạo nên triết lý kinh doanh
23:41, 12/10/2022
Đạo đức doanh nhân chính là tinh thần tự hào dân tộc của Doanh nhân
16:08, 12/10/2022
"Những ngày không thể quên lại tô thắm văn hoá đạo đức kinh doanh của doanh nhân"
12:25, 12/10/2022
Đạo đức doanh nhân và phát triển văn hóa kinh doanh là điểm tựa quan trọng.
00:00, 12/10/2022