Xây dựng đội ngũ doanh nhân tài - đức
Đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp là nguồn lực không thể thiếu để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc.
Trong các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII, XIII và nhiều Nghị quyết, chỉ thị của Đảng đã xác định đội ngũ doanh nhân, doanh là lực lượng chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, ổn định đời sống của nhân dân.
“Kim chỉ nam”
Có một câu nói đã trở nên quen thuộc: "Pháp luật là đạo đức tối thiểu, đạo đức là pháp luật tối đa". Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm tạo lập môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân, tạo điều kiện thuận lợi tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ mới.
Trong bối cảnh Nhà nước vẫn đang nỗ lực hoàn thiện thể chế kinh doanh thì đạo đức chính là nền tảng tinh thần để các doanh nghiệp, doanh nhân chủ động thực hiện các quy định của pháp luật. Với vai trò chủ thể, ý thức đạo đức doanh nhân sẽ có tác động mạnh mẽ đến việc tuân thủ pháp luật kinh doanh, hình thành văn hoá kinh doanh.
Nghị quyết 09-NQ/TW đã đề ra quan điểm là “Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao, sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế”.
Điều này cho thấy Đảng đã nhận thức và đánh giá đúng vai trò của đội ngũ doanh nhân trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay.
>>>Văn hóa ứng xử với môi trường thể hiện đạo đức của doanh nghiệp
>>>Doanh nhân Việt Nam nêu cao tinh thần dân tộc vì quốc gia hùng cường, thịnh vượng
Để hướng tới tầm nhìn mới
Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế để trở thành nền kinh tế lớn thứ tư của ASEAN và thứ 40 của thế giới, là một trong những nền kinh tế được đánh giá là năng động và có độ mở cao. Cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đang đứng trước nhiều cơ hội, vận hội mới.
Những cải cách công nghệ mang tính đột phá được ứng dụng vào quy trình sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp sẽ tạo ra những bước chuyển biến quan trọng trong sản xuất, tiết kiệm chi phí và cải thiện năng suất, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đây chính là những nền tảng “hạ tầng” quan trọng cho sự phát triển của đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp.
Đặc biệt, VCCI luôn xác định trong giai đoạn vừa qua đã làm tốt công tác tập hợp lực lượng đội ngũ doanh nhân, vận động chính trị trong đội ngũ doanh nhân thượng tôn pháp luật, phấn đấu phát triển doanh nghiệp góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp theo sự lãnh đạo của Đảng và định hướng của Nhà nước. Trong giai đoạn tới, cần tập trung đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao năng lực thực sự cho doanh nhân đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập và sự phát triển của nước ta.
Xây dựng mối quan hệ hài hòa, tiến bộ trong doanh nghiệp. Cụ thể là: luôn động viên chủ doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động có cống hiến tốt hơn cho doanh nghiệp, cho người lao động. Có thể nói, người lao động là tài sản vô giá trong doanh nghiệp. Vì vậy, chủ doanh nghiệp đều mong muốn người lao động cống hiến, lao động sáng tạo.
Ngược lại, người lao động có mong muốn những cống hiến của mình được ghi nhận và có chế độ đãi ngộ thoả đáng.
Nền kinh tế toàn cầu đang biến đổi từng ngày, thực tế trên đặt ra vấn đề cần xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam không chỉ có tài mà cần có cả đạo đức và văn hóa kinh doanh. VCCI sẽ có các chương trình thúc đẩy, hợp tác và tiến bộ, khuyến khích doanh nhân, doanh nghiệp đi theo con đường kinh doanh phát triển bền vững, có trách nhiệm. Thực hiện 6 quy tắc đạo đức doanh nhân, VCCI sẽ định hướng doanh nhân lấy đạo đức, văn hoá kinh doanh làm gốc, lấy khoa học công nghệ hiện đại làm năng lực cạnh tranh.
Bởi xây dựng đạo đức và văn hoá kinh doanh sẽ tạo niềm tin và sức mạnh thị trường, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Văn hóa ứng xử với môi trường thể hiện đạo đức của doanh nghiệp
03:13, 01/12/2022
Tạo khung khổ pháp lý bền vững cho đạo đức doanh nhân
05:01, 08/11/2022
Đạo đức doanh nhân thấm trong văn hóa Việt
20:31, 25/10/2022
Đạo đức... tối thượng!
03:11, 25/10/2022