PCI 2022: Nam Định thẳng thắn nhìn nhận những “điểm nghẽn”

MINH HUỆ 23/04/2023 02:14

Với phương châm thẳng thắn nhìn nhận hạn chế trong thu hút đầu tư, Nam Định sẽ gỡ những hạn chế “điểm nghẽn” để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn.

>>>Nam Định: Đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp

Theo công bố của VCC, năm 2022 Nam Định xếp ở vị trí thứ 31 trong bảng xếp hạng PCI. Trong đó chỉ số gia nhập thị trường 7,03; tiếp cận đất đai 7,57; tính minh bạch 5,67; chi phí thời gian 7,40; chi phí không chính thức 6,93; cạnh tranh bình đẳng 4,31; tính năng động 6,74; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được 5,94 điểm... Để có những bước nhảy cho những năm tiếp theo tỉnh vẫn thẳng thắn nhìn nhận hạn chế để tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong thu hút đầu tư.

Theo công bố của VCC, năm 2022 Nam Định xếp ở vị trí thứ 31 trong bảng xếp hạng PCI

Theo công bố của VCC, năm 2022 Nam Định xếp ở vị trí thứ 31 trong bảng xếp hạng PCI

Theo lãnh đạo tỉnh Nam Định: Năm 2022 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nam Định đạt cao nhất từ trước đến nay – 9,07%. Tỉnh đã có những bước chuyển dịch cơ cấu hiệu quả khi công nghiệp được xác định là động lực phát triển.

Trong năm 2022, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định đã đoàn kết, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đạt nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, tạo tiền đề quan trọng để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2022 đạt 9,07%, cao nhất từ trước tới nay; xuất khẩu đạt 3 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2021, xuất siêu gần 1,5 tỷ USD; thu ngân sách nhà nước đạt trên 7,75 nghìn tỷ đồng, bằng 117,4% dự toán…

Đây được xem là kết quả từ sự nỗ lực và quyết tâm của tỉnh Nam Định trong việc tập trung, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành các Sở, ngành, địa phương nỗ lực, chủ động thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ và Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính trên mọi lĩnh vực, nhất là các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, như đầu tư, đất đai, xây dựng, đê điều, bảo vệ môi trường... Rà soát, nghiên cứu đơn giản hóa và rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

Cầu Tân Phong nằm trên quốc lộ 21B được đưa vào khai thác giúp rút ngắn 10 km đường di chuyển từ các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Hải Hậu đi Thái Bình và Hải Phòng

Cầu Tân Phong nằm trên quốc lộ 21B được đưa vào khai thác giúp rút ngắn 10 km đường di chuyển từ Nam Định - Thái Bình và Hải Phòng

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh Nam Định vẫn còn một số hạn chế như: Quy mô nền kinh tế nhỏ so với các tỉnh trong khu vực; phát triển kinh tế - xã hội chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; chưa phát huy hết các giá trị văn hóa tại địa phương; liên kết vùng còn hạn chế, chưa chú trọng phát triển giao thông đối ngoại; kết nối hạ tầng khu vực ven biển chưa thuận lợi nên chưa khai thác hiệu quả, tiềm năng kinh tế biển; các chỉ số về cải cách hành chính vẫn còn hạn chế...

Theo ông Phạm Đình Nghị - Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định: Để gỡ những điểm “nghẽn” UBND tỉnh xác định, nhiệm vụ tiên quyết, cần chú trọng của tỉnh trong năm 2023 và giai đoạn tiếp theo là phải chủ động tạo dựng hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp đồng bộ, hoàn thiện, hiện đại. Cụ thể: Trong năm 2023, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, thi công các khu, cụm công nghiệp đã được cấp phép, đang thi công để tạo mặt bằng sạch thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhà xưởng sản xuất, kinh doanh.

Phấn đấu cơ bản hoàn thành dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Nam Định. Trong đó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án: xây dựng tuyến đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn II. Xây dựng cầu qua sông Đào. Xây dựng đường trục phía nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến Quốc lộ 21B), xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển... để sớm đưa vào khai thác, sử dụng, gia tăng năng lực, tính kết nối liên vùng cho hệ thống giao thông. Thúc đẩy tinh thần quyết liệt đầu tư các công trình hạ tầng phụ trợ như điện lực, nước sạch, viễn thông, xử lý nước thải đến chân các công trình khu, cụm công nghiệp để đảm bảo tính chủ động cung ứng hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Trong bảng xếp hạng PCI Trong đó chỉ số gia nhập thị trường 7,03; tiếp cận đất đai 7,57; tính minh bạch 5,67; chi phí thời gian 7,40; chi phí không chính thức 6,93; cạnh tranh bình đẳng 4,31; tính năng động 6,74; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được 5,94 điểm...

Trong bảng xếp hạng PCI chỉ số gia nhập thị trường 7,03; tiếp cận đất đai 7,57; tính minh bạch 5,67; chi phí thời gian 7,40; chi phí không chính thức 6,93; cạnh tranh bình đẳng 4,31; tính năng động 6,74; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được 5,94 điểm...

Cùng với đó, phải quyết liệt nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư, giải quyết thủ tục hành chính. Sau khi được phê duyệt, các ngành, các địa phương phải khẩn trương công bố công khai và gia tăng các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý, thực hiện các quy hoạch quan trọng như: Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nâng cao chất lượng cải cách hành chính, đảm bảo khẩn trương và thường xuyên thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp chính quyền, các ngành chức năng, các đơn vị.Tránh tình trạng cấp tỉnh, đặc biệt là cấp lãnh đạo tỉnh thì quyết liệt nhưng các cấp dưới lại “từ từ”, chưa quyết liệt, nhiệt tình. Người đứng đầu các địa phương, đơn vị phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, không né tránh, đùn đẩy trong công tác tham mưu, đề xuất các phương án xử lý tình huống phát sinh trong công tác xúc tiến thu hút đầu tư, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính của địa phương, đơn vị mình một cách hiệu quả, đúng quy định, pháp luật.

Các ngành, các địa phương phải nâng cao tinh thần trách nhiệm phối hợp, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính. Tỉnh tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ công tác 874 để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đầu tư theo quy định Luật Đầu tư.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công, Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính với cơ quan Nhà nước. Làm tốt việc hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp trong và ngoài nước khi đến tìm hiểu xúc tiến đầu tư vào tỉnh. Tranh thủ sự ủng hộ, trợ giúp của các bộ, ngành Trung ương trong kết nối, giới thiệu xúc tiến, thu hút đầu tư về địa phương, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp; ưu tiên thu hút các dự án có vốn lớn, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, các dự án trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng công nghiệp, thương mại, giáo dục và đào tạo, y tế… 

Một góc đô thị Nam Định

Một góc đô thị Nam Định

Mặc dù so với năm 2021, Nam Định đứng thứ 31 trong bảng xếp hạng PCI trong cả nước. Chắc chắn với chỉ số này, thời gian tới Nam Định sẽ phải tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh bước nhảy cho PCI vượt lên trên bảng trong TOP đầu của khu vực Đồng bằng sông Hồng, và TOP khá trong cả nước.

Được biết, theo báo cáo xếp hạng Chỉ số hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), điểm tổng hợp PAPI năm 2022 của tỉnh Nam Định đạt 43,14 điểm, xếp thứ 19/61 tỉnh, thành phố, nằm trong nhóm trung bình cao của cả nước (hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang không đưa số liệu vào báo cáo do dữ liệu bị nhiễu).

Kết quả các chỉ số thành phần năm 2022 của tỉnh cụ thể là: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở 5,63 điểm; Công khai minh bạch 5,35 điểm; Trách nhiệm giải trình với người dân 4,33 điểm; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công 6,76 điểm; Thủ tục hành chính công 7,36 điểm; Cung ứng dịch vụ công 7,41 điểm; Quản trị môi trường 3,4 điểm; Quản trị điện tử 2,9 điểm.

Xếp hạng PCI theo thời gian của tỉnh Nam Định

Xếp hạng PCI theo thời gian của tỉnh Nam Định

So với năm 2021, kết quả điểm chỉ số thành phần cho thấy tỉnh đã nỗ lực cải thiện được điểm chỉ số thành phần 3 nội dung, gồm: Điểm chỉ số Tham gia của người dân ở cấp cơ sở tăng 0,37%; điểm chỉ số Quản trị điện tử tăng 0,23%; điểm chỉ số Trách nhiệm giải trình với người dân giảm 0,05%. Có 5 điểm chỉ số thành phần biến động theo chiều hướng giảm gồm: Điểm chỉ số Cung ứng dịch vụ công giảm 0,50%; điểm chỉ số Công khai, minh bạch giảm 0,32%; điểm chỉ số Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công giảm 0,24%; điểm chỉ số Quản trị môi trường giảm 0,22%; điểm chỉ số Thủ tục hành chính công giảm 0,06%.

Có thể bạn quan tâm

  • Nam Định: Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch

    Nam Định: Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch

    02:30, 21/04/2023

  • Nam Định: Giảm ô nhiễm môi trường ở các làng nghề

    Nam Định: Giảm ô nhiễm môi trường ở các làng nghề

    00:06, 21/04/2023

  • Nam Định: Đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp

    Nam Định: Đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp

    02:21, 18/04/2023

MINH HUỆ