Sắp mua ô tô mới thì nên chọn hệ dẫn động nào?
Trong cuộc sống thường nhật, có thể bạn sẽ không bao giờ để ý đến hệ dẫn động của chiếc xe mình đang sử dụng.
Tuy nhiên, nếu bạn ưng ý với cách chiếc xe hiện tại di chuyển, việc chọn lựa đặc điểm tương tự có thể giúp bạn quyết định mẫu xe tiếp theo dễ dàng hơn.
Tương tự, nếu bạn thích thứ gì đó mới lạ và hiện đang sử dụng một chiếc xe với hệ dẫn động bánh trước, việc hiểu rõ về lợi ích và bất lợi của cơ cấu hệ dẫn động bánh sau sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn cho sự thay đổi.
Nếu bạn thường xuyên phải di chuyển trên địa hình trơn trượt, bạn sẽ muốn cân nhắc 1 chiếc xe có hệ dẫn động bốn bánh bán thời gian, hay xe 4x4. Cơ cấu này từng được dành riêng cho các tay lái xe địa hình, nhưng hiện giờ nó đang ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến trên xe thông thường hoặc thậm chí cả xe thể thao.
Hệ dẫn động bốn bánh bán thời gian (4WD)
Như cái tên của nó, một chiếc xe có hệ dẫn động bốn bánh bán thời gian sẽ có động cơ truyền động cả 4 bánh. Điều này làm tăng đáng kể độ bám đường của xe bởi thay vì chỉ 2 bánh thì cả 4 bánh đều được truyền động. Nhiều mẫu xe SUV và tất cả các mẫu xe đi cung đường xấu (xe off-road) đều được trang bị hệ dẫn động 4WD do các phương tiện này phải di chuyển trên địa hình gồ ghề, bùn lầy và trơn trượt nên cần độ bám đường cao. Nếu bạn muốn mua 1 chiếc SUV nhưng nghĩ rằng mình không cần hệ dẫn động 4 bánh, bạn vẫn còn nhiều sự lựa chọn khác. Ví như mẫu xe Nissan Qashai với mặc định là hệ dẫn động 2 bánh kèm theo tùy chọn là hệ dẫn động 4 bánh nhưng hiếm khi được khách hàng chọn.
Audi Quattro và BMW xDrive
Cũng có nhiều mẫu xe có tùy chọn là hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian. Audi là một trong những người dẫn đầu lĩnh vực này, và nếu bạn thấy một chiếc từ nhà sản xuất này gắn kí hiệu "quattro" ở cốp hoặc ca pô xe thì đây là một mẫu có hệ dẫn động bốn bánh bán thời gian.
Xem thêm: Công nghệ dẫn động 4 bánh huyền thoại Quattro của Audi
Một số nhà sản xuất xây dựng phiên bản vạm vỡ hơn của chiếc xe tiêu chuẩn của họ, thêm dẫn động 4 bánh bán thời gian và nâng cao hệ thống treo hơi để cải thiện độ bám và khoảng sáng gầm xe. Skoda Superb Outdoor và Volkswagen Passat Alltrack là các ví dụ điển hình.
Mặc dù hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian cải thiện độ bám đường và hiệu năng của xe khi đi cua tại các góc một cách nhanh gọn, nó vẫn có một số bất lợi nhất định. Đầu tiên, việc xây dựng cơ cấu 4WD khá đắt đỏ, và điều này phản ánh qua chi phí của mẫu Audi cao cấp (khoảng 1.500 bảng Anh ~ 45 triệu VNĐ) để thêm tùy chọn này. Xe cũng nặng hơn và tiêu thụ công suất nhiều hơn do phải truyền động cả 4 bánh thay vì 2 bánh. Điều này giải thích tại sao xe 4WD thường có hiệu suất tiết kiệm nhiên liệu thấp hơn xe 2WD.
Xe 4WD đôi khi còn được biết đến với tên gọi xe 4x4 bởi chúng có 4 bánh (hiển nhiên) và cả 4 bánh đều được truyền động. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghe tới thuật ngữ "hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian". Trước kia, một chiếc xe 4WD có thể cho phép người lái chuyển đổi giữa chế độ dẫn động 2 bánh hoặc 4 bánh bán thời gian tùy thuộc vào điều kiện địa hình trong khi hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian vĩnh viễn chỉ truyền động được cho tất cả các bánh mà không thay đổi được sang chế độ dẫn động 2 bánh. Sự khác biệt giữa hệ dẫn động bốn bánh bán thời gian (4WD) và hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian (AWD) đang dần lu mờ đi nhưng nếu bạn muốn xe bạn có thể di chuyển được trong cả 2 chế độ (dẫn động 2 bánh và 4 bánh bán thời gian), bạn có thể tìm hiểu về hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian có thể chuyển đổi.
Hệ dẫn động bánh sau (RWD)
BMW 3-Series có hệ dẫn động bánh sau tiêu chuẩn
Nghe có vẻ hiển nhiên nhưng một chiếc xe sử dụng hệ dẫn động bánh sau, kí hiệu là RWD, có động cơ truyền động chỉ đến bánh sau. Nhiều người đam mê tốc độ thích cơ cấu này hơn bởi bánh trước chỉ đảm nhận bẻ lái hơn là xử lý. Bởi chỉ 2 bánh sau được truyền động nên chiếc xe cũng chỉ được "đẩy" từ phía sau hơn là "kéo" từ phía trước. Và một số khách hàng cảm thấy cơ cấu này khiến việc lái xe thú vị hơn. Một điểm tốt khác là khi tăng tốc, trọng lượng xe được dồn sang phía sau, mang lại độ bám đường tốt hơn cho bánh bị động. Đây là một phần lý do tại sao nhiều xe có công suất lớn hơn thường có xu hướng sử dụng RWD hoặc 4WD.
Tới tận nửa sau thế kỉ 20, gần như mọi mẫu xe đều sử dụng hệ dẫn động bánh sau. Bên cạnh những ích lợi của cơ cấu này, nó cũng đem lại một số hạn chế. Thứ nhất, hầu hết các xe sử dụng RWD có ít không gian bên trong do phải có một kết nối cơ học trực tiếp giữa động cơ và bánh sau, dẫn đến sàn xe cần phải được nâng lên để thích ứng với liên kết này. Có thể dễ dàng thấy đặc điểm này trong dạng của một 'trục truyền động': một phần lồi lên ở giữa sàn xe, trong đó là bộ phận kết nối với bánh sau.
Việc xử lý RWD cũng có thể khó hơn trong một số trường hợp. Nếu bạn vào cua quá nhanh với một chiếc xe dẫn động cầu trước, nó có khả năng bị thiếu lái. Tuy nhiên vấn đề này thường có thể sửa chữa chỉ đơn giản bằng cách quay vô lăng nhiều hơn và giảm bớt chân ga. Nhưng nếu bạn vào góc cua quá nhanh với một chiếc RWD, bánh xe phía sau có thể mất lực kéo và bị thừa lái. Tình huống này nguy hiểm và cần nhiều kỹ năng để xử lý hơn so với thiếu lái.
Tổng hợp cách xử lý khi ô tô mất lực bám đường
Hệ dẫn động bánh trước (FWD)
Xe trang bị hệ dẫn động bánh trước bắt đầu trở nên phổ biến khoảng 40 năm trước và hầu hết các xe cỡ nhỏ hiện tại sử dụng cơ cấu này. Bên cạnh một số trường hợp ngoại lệ như BMW 1-Series, hầu như các mẫu xe hatchback là xe FWD. Những chiếc xe sử dụng FWD thường gặp tình trạng thiếu lái nếu vào cua quá nhanh. Vấn đề này có thể xử lý bằng cách quay vô lăng vào góc trong nhiều hơn.
Các mẫu xe FWD thường gặp tình huống thiếu lái
Bởi vì không có linh kiện cơ khí phức tạp nào vận hành bên dưới thân xe, nên các xe FWD thường có nội thất rộng rãi hơn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng nhiều xe ô tô FWD có thể có tùy chọn hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian. Mẫu Mini nguyên bản chủ yếu tập trung vào việc thu hút sự chú ý đến những lợi thế mà cơ cấu FWD có thể mang lại, vì ngoại thất thiết kế thông minh của nó có thể vận chuyển bốn người lớn trong một chiếc xe nhỏ.
Xe hơi FWD cũng có xu hướng rẻ hơn, vì các nhà sản xuất không phải chế tạo thêm các bộ phận cơ khí cần thiết để truyền động đến bánh sau. Điều này cũng có nghĩa là chúng có trọng lượng nhẹ hơn một chút, cải thiện hiệu suất tiết kiệm nhiên liệu.
Tuy vậy, không phải tất cả đều là tin tốt. Nhiều người đam mê tốc độ cảm thấy rằng bởi vì các bánh xe phía trước làm nhiệm vụ bẻ lái đồng thời cung cấp công suất khiến cho trải nghiệm lái xe phần nào hơi mờ nhạt. Điều này thường dễ thấy trong độ 'cảm giác' đi qua vô-lăng, một khu vực mà xe RWD được coi là có lợi thế. Ý niệm rằng chiếc xe đang được "kéo" bởi các bánh xe phía trước chứ không phải là "đẩy" bởi bánh sau là một nhược điểm. Nếu bạn nghĩ về việc xe đẩy mua sắm sẽ dễ kiểm soát hơn bao nhiêu khi được đẩy thì có thể hiểu tại sao một số người lại thích hệ dẫn động bánh sau.
Honda Civic Type R - Một mẫu xe FWD nổi bật
Cuối cùng, 1 chiếc xe với hệ dẫn động bánh trước chỉ có thể xử lý công suất đến 1 giới hạn. Bởi vì các bánh xe phía trước phải thay đổi góc liên tục khi bẻ lái, độ bám đường của chúng cũng thay đổi, tùy thuộc vào việc bạn đang di chuyển theo đường thẳng hay không. Giới hạn công suất trên cho xe FWD từng vào khoảng 253 mã lực, nhưng nhờ kỹ thuật và hệ thống điện tử phức tạp, một số xe FWD định hướng hiệu suất cao (như mẫu Honda Civic Type R) có thể xử lý trên 305 mã lực .
Dù bạn thích cơ cấu nào, việc hiểu rõ lợi ích và bất lợi của từng loại hệ dẫn động có thể giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn khi mua xe.