Những nỗi lo của người Việt khi mua xe sang

Theo Autopro 27/12/2019 16:55

Giá cao, chi phí nuôi xe tốn kém và khoản lãi phải trả cho ngân hàng hàng tháng không hề nhỏ là những rào cản khiến nhiều người e dè khi quyết định sắm một chiếc ô tô hạng sang.

Ngày nay, ô tô không chỉ phục vụ mục đích di chuyển đơn thuần mà còn mang đến tiện nghi, sự an toàn cũng như thể hiện đẳng cấp của chủ sở hữu. Những chiếc xe sang vì thế được ưa chuộng và trở thành giấc mơ của biết bao người Việt, tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản ngăn họ chạm tay tới giấc mơ.

Chi phí cao ngoài tầm với

Một chiếc ô tô trước khi đến tay người tiêu dùng phải chịu rất nhiều khoản thuế, phí. Xe càng có giá trị cao, các khoản thuế, phí phải đóng càng nhiều. Trên thị trường, một chiếc sedan hạng sang tầm trung có giá trung bình không dưới 2 tỷ đồng. Giá một chiếc SUV cùng phân khúc rơi vào khoảng trên dưới 4 tỷ đồng.

Trong khi đó, theo khảo sát của một công ty nhân sự, mức lương phổ biến của cấp bậc quản lý/trưởng phòng tại TP. HCM đang là 25 triệu đồng/người/tháng, còn ở Hà Nội là 22 triệu đồng/người/tháng. Bởi vậy, những chiếc xe sang tiền tỷ vẫn nằm ngoài tầm với của đại đa số người dùng trong nước.

Hơn nữa, để sở hữu một chiếc ô tô, người tiêu dùng không chỉ cần đủ tiền mua xe mà còn tính đến các khoản chi phí nuôi xe lâu dài. Những chiếc xe sang không đơn thuần chỉ là một khối cơ khí, chúng còn được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại. Rủi ro hỏng hóc trong quá trình sử dụng khó tránh khỏi. Chi phí để sửa chữa hay thay thế phụ tùng xe sang rất đắt đỏ. Hầu hết các dòng xe đắt tiền là sản phẩm nhập khẩu, phụ tùng thường không có sẵn mà phải chờ đặt về.

Chính sách trả góp nhiều rủi ro

Khi tài chính không quá dư dả, một bộ phận người tiêu dùng sẽ tính tới phương án vay ngân hàng và trả góp để có thể sớm sở hữu một chiếc xe sang. Việc trả góp ô tô hiện nay không hề phức tạp. Các ngân hàng đều có các chương trình vay mua ô tô với thủ tục đơn giản, dễ dàng thu hút những người đang có nhu cầu mua xe.

Tuy nhiên, vấn đề mà khách hàng gặp phải khi vay mua xe trả góp, đặc biệt là những mẫu xe có giá trị lớn, đó là khoản lãi phải trả hàng tháng không hề nhỏ. Có những người sau vài năm không đủ điều kiện tài chính để trả cả gốc lẫn lãi đã phải bán vội xe với giá rẻ để thoát nợ. Khi đó, chiếc xe không còn phục vụ nhu cầu cá nhân mà trở thành gánh nặng tài chính cho chính chủ xe.

Có thể bạn quan tâm

  • Cận cảnh Honda Dream Thái mới như ‘đập hộp’ của thập niên 90

    Cận cảnh Honda Dream Thái mới như ‘đập hộp’ của thập niên 90

    16:27, 26/12/2019

  • Honda Spacy đời 2008 hét giá gần 150 triệu đồng có gì đặc biệt?

    Honda Spacy đời 2008 hét giá gần 150 triệu đồng có gì đặc biệt?

    15:24, 26/12/2019

  • Honda Wave 125 2019 đẩy giá gấp đôi, ngang ngửa SH Mode

    Honda Wave 125 2019 đẩy giá gấp đôi, ngang ngửa SH Mode

    11:43, 25/12/2019

  • Lý do Honda Airblade 2020 đội giá 70 triệu đồng nhưng vẫn ‘cháy hàng’

    Lý do Honda Airblade 2020 đội giá 70 triệu đồng nhưng vẫn ‘cháy hàng’

    10:40, 25/12/2019

Lãi suất trung bình của một số ngân hàng lớn hiện nay khi vay mua ô tô trong thời gian 3 năm là khoảng 10%/năm. Ngân hàng cho phép vay tối đa 80% giá trị xe và lấy chính chiếc xe để thế chấp. Nếu vay 1 tỷ đồng để mua xe, chủ xe sẽ phải bỏ ra 100 triệu đồng/năm chỉ để trả lãi ngân hàng. Đó là chưa kể khoản tiền gốc trả dần hàng tháng.

Đa phần các ngân hàng có chính sách hỗ trợ vay với lãi suất cố định dưới 10% trong khoảng thời gian khá ngắn (6 tháng đầu), sau đó khách hàng sẽ phải chịu lãi suất tương đương khoảng 12%/năm. Với mức lãi vay thả nổi này, chi phí hàng tháng người tiêu dùng phải bỏ ra để trả ngân hàng khá lớn.

Quốc Minh, một người từng mua chiếc xe sang giá 3 tỷ đồng vào năm 2018, đã phải bán vội sau một năm sử dụng bởi khoản lãi vay quá lớn. Theo anh Minh, sau khi lựa chọn hình thức trả trước 30% giá trị xe và trả góp trong thời hạn 8 năm thì hàng tháng anh vẫn phải bỏ ra gần 40 triệu đồng (bao gồm cả tiền gốc và lãi) để trả ngân hàng. Anh cho biết ban đầu có ý định mua xe sang để thuận lợi cho công việc kinh doanh nhưng do tài chính không thực sự ổn định như dự tính ban đầu nên không thể tiếp tục nuôi được chiếc xe đó nữa.

Theo Autopro