Ông Phạm Trọng Đạt: Chứng minh tài sản bất minh rất khó
“Không ai hiểu tài sản của mình bằng chính mình”.
Ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) đã chia sẻ như vậy với báo chí bên hành lang Quốc hội về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), sáng 13/6.
Có nhiều ý kiến cho rằng, việc khai báo không rõ ràng có thể còn nhiều khuất tất, chưa nói là tham nhũng thì việc thu 45% là hợp lý, có thể tài sản đó từ đầu tư chứng khoán, đất đai… qua một năm thì biết ngay tài sản đó từ đâu mà có và có bao nhiêu.
Có thể bạn quan tâm
Làm sao “phát lộ” tài sản bất minh?
11:00, 13/06/2018
Phòng chống tham nhũng: Cần đề cao vai trò của báo chí, nhân dân
16:35, 13/06/2018
Cần mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng
14:00, 13/06/2018
Thuốc trị tham nhũng và công thức... đo đếm lòng trung thực
13:36, 13/06/2018
Luật Phòng, Chống tham nhũng không phải "con dao" duy nhất “cắt dây” tham nhũng
12:04, 13/06/2018
Đại biểu Quốc hội đề nghị có danh hiệu "dũng sĩ diệt tham nhũng"
10:47, 13/06/2018
Hoàn thiện cơ quan chuyên trách chống tham nhũng
10:30, 13/06/2018
- Trên thế giới, các nước có thu những tài sản bất minh như thế không, thưa ông?
Ở nhiều nước, nếu không chứng minh được tài sản sẽ bị tịch thu toàn bộ. Nhà nước không chứng minh mà người có tài sản phải tự chứng minh, nếu không rõ ràng sẽ bị tịch thu. Các nước họ quản lý rất tốt nên không thể thất thoát được, nếu có thất thoát bằng bất cứ con đường nào cũng đều bị phát hiện. Không ai hiểu tài sản của mình bằng chính mình. Anh mua ở đâu, bằng nguồn nào thì chỉ mình anh hiểu, họ không cần phải đợi các cơ quan nhà nước chứng minh, nếu chứng minh được thì mệt mỏi lắm.
Việc chứng minh tài sản bị nghi bất minh ở Việt Nam rất khó. Đơn cử, bây giờ người bị nghi ngờ tham nhũng có mấy cái nhà thì chứng minh ở đâu, nhà này có phải từ tham nhũng không? Từ nguồn nào? Có rất nhiều vấn đề không thể chứng minh nổi.
Còn ở nước ngoài người ta không cần biết, lương của anh chỉ có thế này, mà có hàng chục tỉ để mua nhà, mua xe… Nếu không chứng minh được rõ ràng, hợp lý là bị thu hồi mà không cần phải ra tòa. Trong khi ở Việt Nam phải ra tòa xử về dân sự để chứng minh tài sản đó có được từ đâu.
- Tại sao nước ngoài họ minh bạch được còn chúng ta lại khó khăn như thế, thưa ông?
Các nước họ rất minh bạch, ở ta không làm được vì họ dùng mọi cách để giấu giếm. Ví dụ, đi ra nước ngoài quy định chỉ được mang 5.000 USD nhưng lại mang tới 10.000 USD, để làm được như thế thì chỉ có cách giấu giếm bằng các kiểu để mang đi.
Hay một người lao động ở nước ngoài mang tiền về nước, khi cơ quan làm nhiệm vụ nước đó hỏi tiền lấy ở đâu? Người lao động trả lời tiền làm doanh nghiệp may, họ sẽ hỏi ngay tiền làm doanh nghiệp may được bao nhiêu, đóng thuế ra sao, lợi nhuận như thế nào mà bây giờ còn nhiều tiền thế này? Khi không chứng minh được là lập tức bị tịch thu. Họ không cần nói nhiều, thấy sai, không chứng minh được là thu.
- Ông đánh giá thế nào về những trường hợp chuyển tài sản tham nhũng cho bố, mẹ vợ đứng tên?
Có thể bây giờ người tham nhũng lách luật bằng cách đứng đưa bố, mẹ vợ, con... đứng tên tài sản. Các trường hợp tài sản đứng tên bố mẹ rất khó xác minh bởi khi hỏi, bố mẹ sẽ cho rằng già cả không nhớ được tài khoản tích góp cả đời có được từ những nguồn thu nào.
- Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển cho bố mẹ, anh em bên vợ đứng tên chắc thường là số ít, vì không ai dám mạo hiểm mang tài sản của mình cho người khác đứng tên, thưa ông?
Trên thực tế cũng có, vì nếu người tham nhũng muốn rửa tiền bằng hình thức đó thì đương nhiên họ sẽ làm được. Họ có thể sẵn sàng mất tài sản tham nhũng cho bố, mẹ vợ còn hơn phải ngồi tù.
- Còn với những đối tượng là anh, em ruột thì thế nào thưa ông?
Anh, em ruột bây giờ mới là vấn đề. Nếu người anh đưa tài sản cho người em là doanh nghiệp thì là chuyện bình thường, mười ngôi nhà cũng không sao. Vì họ là doanh nghiệp, nếu trốn thuế thì cơ quan thuế sẽ xử lý, nhưng sẽ rất khó điều tra vì đây không phải là đối tượng tham nhũng, họ không làm cán bộ nhà nước nên không thể quy là tham nhũng để điều tra.
- Xin cảm ơn ông!