Bất lực với 28.000 container rác thải công nghệ

Vũ Đức Tâm 23/06/2018 05:18

Cả doanh nghiệp và hải quan đang đau đầu vì phát sinh hàng loạt chi phí, thời gian với gần 28.000 container rác thải công nghệ đang tồn đọng tại các cảng biển.

Theo Cục Hải quan Hải Phòng, thời gian qua, một số doanh nghiệp không tuân thủ quy định về kinh doanh, nhập khẩu phế liệu, dẫn tới các cảng khu vực Hải Phòng tồn một số lượng lớn container phế liệu.

Có thể bạn quan tâm

  • Nghệ An: Người dân “tố” trang trại du lịch sinh thái gây ô nhiễm môi trường

    05:06, 22/06/2018

  • Sáng nay, Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời về tình trạng ô nhiễm môi trường

    05:00, 05/06/2018

  • Xử lý từ gốc ô nhiễm nước thải tại Hà Nội

    07:00, 04/06/2018

p/Lô hàng phế liệu không đạt tiêu chuẩn nhập khẩu bị phát hiện.p/Ảnh: Anh Quân.

Lô hàng phế liệu không đạt tiêu chuẩn nhập khẩu bị phát hiện. Ảnh: Anh Quân.

Phế liệu ồ ạt vào Việt Nam

Điển hình, ngày 13/6 vừa qua, Đội Kiểm soát Hải quan, Cục Hải quan Hải Phòng tiến hành khám xét 3 container nhựa phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam. Kết quả kiểm tra cho thấy, hàng hóa thực nhập trong các container là phế liệu nhựa từ vỏ các thiết bị điện tử, là mặt hàng không đủ điều kiện nhập khẩu.

Theo số liệu của Cục Hàng hải Việt Nam, hiện nay, số lượng hàng hóa chậm luân chuyển, tồn đọng tại các cảng biển Việt Nam là 27.944 container. Trong đó khu vực cảng biển Hải Phòng có 6.753 container; khu vực cảng biển TP HCM có 14.658 container; khu vực cảng biển Bà Rịa Vũng Tàu có 6.533 container.

Việc hàng hoá chậm luân chuyển, tồn đọng tại các cảng biển dẫn tới các doanh nghiệp cảng phải di chuyển nhiều lần vị trí các container trong bãi cảng, làm gia tăng chi phí cho các cảng, khách hàng, hãng tàu và giảm năng suất, hiệu quả khai thác cảng; gây ách tắc cảng, ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt, số hàng này có nguy cơ gây ra hậu quả nặng nề về ô nhiễm môi trường.

  Trước hiểm họa về môi trường, Trung Quốc đã thông báo với tổ chức Thương mại Thế giới WTO ngừng nhập khẩu 24 mặt hàng phế liệu  từ  01/1/2018. 

Theo ông Cao Trung Ngoan – Phó tổng giám đốc Cảng Hải Phòng, các container chậm luân chuyển quá 90 ngày tại các cảng biển được đưa vào diện hàng tồn đọng. Việc xử lý các container tồn đọng kể trên thực hiện theo quy định tại Thông tư số 203/2014/TT-BTC. Tuy nhiên, cơ chế thanh lý, tiêu hủy các chất phế thải này rất mất thời gian và tốn kém ngân sách. Chưa kể, các cảng rất dễ mất chi phí bốc xếp, lưu kho bãi các loại hàng phế liệu này.

Để không trở thành bãi rác công nghệ của thế giới

Các nước phát triển thải ra một lượng rác thải công nghệ khổng lồ. Tại các nước này thông thường ngành chế biến rác thải cũng rất phát triển để xử lý lượng rác thải công nghệ. Tuy nhiên, kinh doanh phế liệu là một ngành siêu lợi nhuận nên các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển đã nhập về một số lượng không nhỏ số rác thải công nghệ kể trên. Trong đó, lớn nhất phải kể đến là Trung Quốc.

Tuy nhiên, đứng trước hiểm họa về môi trường, Trung Quốc đã thông báo với tổ chức Thương mại Thế giới WTO ngừng nhập khẩu 24 mặt hàng phế liệu có thể tái chế từ ngày 1/1/2018. Do đó, một lượng lớn rác thay vì được nhập khẩu vào Trung Quốc tìm đường vào các nước Châu Á khác, trong đó có Việt Nam.

Theo ngành Hải quan, các container phế liệu tồn đọng chủ yếu là các loại dây cáp điện, máy móc thiết bị cũ, phế liệu nhựa... Chưa dừng lại ở đó, các nhà quản lý môi trường còn lo ngại, một lượng lớn hàng phế liệu nhựa, giấy lớn hơn nữa đã ký hợp đồng hoặc hàng đã được xếp lên tàu đang trên đường về Việt Nam.

Trước nguy cơ nhiều lô phế liệu nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn về khu vực cảng Hải Phòng, Cục Hải quan Hải Phòng vừa đã phát đi cảnh báo với cộng đồng doanh nghiệp. Theo đó, Cục Hải quan Hải Phòng đề nghị các hãng tàu, đại lý giao nhận chủ động có biện pháp kiểm soát chặt việc ký kết hợp đồng vận chuyển các lô hàng phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam.

Vũ Đức Tâm