4 phương án áp thuế TTĐB với nước ngọt

Mai Hằng 28/06/2018 17:30

4 phương án áp thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có đường được chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra nhằm hạn chế tác động tiêu cực về sức khỏe.

Nhiều báo cáo gần đây cho thấy, tỉ lệ sử dụng đồ uống có đường trên thế giới đang tăng chóng mặt.

 Bộ Tài chính đã bổ sung nước ngọt vào danh sách chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với lý do nước ngọt

Bộ Tài chính đã bổ sung nước ngọt vào danh sách chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với lý do nước ngọt "chứa đường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người". Ảnh: Q.Định

WHO khuyến cáo giảm tiêu thụ đồ uống có đường

Theo TS. Juliawati Untoro, chuyên gia dinh dưỡng của tổ chức WHO, việc khuyến cáo kiểm soát đồ uống có đường để phòng chống các bệnh thừa cân, béo phì, tim mạch, huyết áp... đã có từ lâu. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tỉ lệ sử dụng đồ uống có đường đang tăng nhanh chóng. TS. Juliawati Untoro cũng nhấn mạnh, nước ngọt là loại thực phẩm cung cấp năng lượng nhanh nhưng rất nghèo dinh dưỡng.

Ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đồ uống có đường hiện ở Việt Nam rất đa dạng và được trẻ em yêu thích, khiến việc tiêu thụ sản phẩm này tăng nhanh nhất trong số các thực phẩm có đường, gấp 7 lần trong 15 năm qua.

Theo một nghiên cứu mới đây, sản phẩm được tiêu thị nhiều nhất là trà uống liền (hơn 2.000 triệu lít), tiếp đến là nước uống có ga (hơn 1.000 triệu lít), đồ uống thể thao (gần 600 triệu lít), nước tăng lực và nước uống trái cây (gần 360 triệu lít). Khảo sát cũng cho biết, thị trường đồ uống có ga tại Việt Nam tăng nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng bình quân 9,2%/năm. Các nghiên cứu cũng cho thấy, lứa tuổi từ 13-17 tiêu thụ nước uống có ga nhiều nhất.

Cũng theo ông Trương Đình Bắc, tỉ lệ thừa cân, béo phì tại Việt Nam hiện chiếm khoảng 25% dân số. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, tỉ lệ này tăng nhanh từ 0,6% năm 2000 lên 5,3% năm 2015, riêng tại TPHCM, tỉ lệ này lên tới 10,8%. Hiện 16% nam giới trưởng thành và 20% nữ giới trưởng thành đang bị thừa cân hoặc béo phì.

Có thể bạn quan tâm

  • Đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt: Các bộ tranh cãi, chuyên gia phản đối

    10:40, 11/01/2018

  • Các Bộ "tranh cãi" về áp thuế tiêu thụ đặc biệt nước ngọt

    14:02, 10/01/2018

  • Bộ Tài chính đề xuất thuế bổ sung TTĐB đối với nước ngọt

    15:04, 17/08/2017

  • Thu thuế TTĐB đối với nước ngọt có ga không cồn: Định hướng tiêu dùng

    00:00, 27/04/2014

4 phương án áp thuế TTĐB

Theo các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới, để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường, các doanh nghiệp cần phải dán nhãn sản phẩm nhằm cảnh báo sản phẩm có thể gây những tác hại nhất định cho sức khỏe người dùng. Bên cạnh đó, cần áp thuế TTĐB đối với đồ uống có đường để hạn chế tiêu thụ do giá cao hơn; đồng thời hạn chế quảng cáo đồ uống có đường.

TS. Guillermo Paraje chuyên gia của WHO cho rằng, hiện nay tại Việt Nam chưa có thuế TTĐB đánh vào đồ uống có đường, hiện sản phẩm này chỉ chịu ảnh hưởng của thuế GTGT 10%. Do vậy TS. Guillermo Paraje đưa ra 4 phương án áp thuế TTĐB đối với đồ uống có đường.

Phương án 1 là áp thuế 3.500 đồng/lít đồ uống có đường. Theo đó, giá sẽ tăng từ 14% (nước quả) tới 23% (trà và cà phê uống sẵn). Khi có thuế, tiêu thụ sản phẩm này sẽ giảm khoảng 864 triệu lít, số thuế thu được sẽ khoảng 12.090 tỷ đồng.

Phương án 2, áp thuế 35 đồng mỗi gam đường trong 100ml. Khi đó giá sẽ tăng từ 10 (nước quả và nước thể thao) tới 25% (nước uống tăng lực); sức tiêu thụ sẽ giảm khoảng 880 triệu lít; thuế thu được khoảng 12.400 tỷ đồng.

Phương án 3 là áp thuế 40% giá xuất xưởng, khi đó, giá bán lẻ sẽ tăng khoảng 20%; tiêu thụ sẽ giảm 863 triệu lít; thuế thu được là 12.400 tỷ đồng.

Phương án 4 là áp thuế 10% giá xuất xưởng, giá tiêu thụ sẽ tăng khoảng 5%; tiêu thụ sẽ giảm 216 triệt lít; thuế thu được khoảng 3.690 tỷ đồng.

Mai Hằng