Vụ việc 2 nhà máy thép Dana Úc và Dana Ý: Doanh nghiệp cần phương án rõ ràng
Đà Nẵng đã có công văn yêu cầu 2 công ty có phương án thay đổi không nấu luyện phôi thép, chuyển sang hoạt động phù hợp với phương án quy hoạch của địa phương.
Theo ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, dự kiến đầu tháng 8/2018, UBND TP sẽ báo cáo cấp ủy và thường trực HĐND xem xét các phương án xử lý đối với 2 nhà máy thép Dana Úc và Dana Ý và sẽ trình HĐND nhiệm kỳ tới.
Qua đó, TP đã có công văn yêu cầu 2 công ty có phương án thay đổi không nấu luyện phôi thép, chuyển sang hoạt động phù hợp với phương án quy hoạch của địa phương.
Di dời để phù hợp quy hoạch
Trước đó, UBND TP.Đà Nẵng ra thông báo số 30/TB-UBND ngày 23/3/2018 có nội dung “đề nghị 2 công ty không giao kết hợp đồng mua nguyên vật liệu là phế liệu để sản xuất thép” và “Trong thời hạn 6 tháng, giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở liên quan tham mưu UBND thành phố phương án dừng hoạt động sản xuất thép của 2 công ty, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy và trình Hội đồng nhân dân thành phố thông qua”.
Có thể bạn quan tâm
Chủ tịch UBND Đà Nẵng nói gì về 2 nhà máy thép gây ô nhiễm?
16:17, 12/07/2018
Đà Nẵng ra “tối hậu thư” cho 2 nhà máy thép
17:28, 15/04/2018
Đà Nẵng "quyết tâm" đóng cửa hai nhà máy thép
08:46, 11/04/2018
Đà Nẵng cho phép hai nhà máy thép gây ô nhiễm hoạt động thêm 6 tháng
14:31, 26/03/2018
Theo văn bản trên có thể hiểu rằng, hai Công ty Thép Dana Úc và Dana Ý sẽ bị dừng rất cả các hoạt động giao dịch ngân hàng và giao thương sẽ bị đình chỉ trong trong 9/2018.
Điều đó đồng nghĩa với việc TP sẽ phải đền bù thỏa đáng hàng ngàn tỷ đồng cho doanh nghiệp nếu việc di dời nhà máy diễn ra. Ngân sách thành phố sẽ thất thu vài trăm tỉ đồng mỗi năm và tác động không nhỏ tới các hoạt động kinh tế khác như: Cảng Đà Nẵng (giảm công suất 500.000 tấn/năm), Điện lực Đà Nẵng (giảm doanh thu khoảng 400 tỷ/năm...). Chưa kể, nguồn cung thép tại TP bị mất đột ngột khiến chi phí thép trên thị trường đội giá do phí vận chuyển thép từ các tỉnh khác đến.
Mặt khác, điều được dư luận quan tâm hơn cả khi có hơn một nghìn người lao động trong đó với gần 300 lao động là người dân địa phương. Nếu nhà máy dừng hoạt động hoàn toàn thì sẽ tác động không nhỏ đến kinh tế và an sinh xã hội của người dân quanh khu vực nhà máy.
Phương án của Đà Nẵng đã hợp lý?
Ông Huỳnh Văn Tân, Tổng Giám đốc Công ty CP Thép Dana Ý cho biết: “Công ty luôn chấp hành chủ trương của TP về việc dừng hoạt động sản xuất thép tại xã Hòa Liên, và dù TP quyết định di dời ngay hay di dời có lộ trình thì nhà máy đều tuân thủ và nghiêm túc thực hiện ngay khi nhận được đền bù thỏa đáng. Tuy nhiên, việc dừng hoạt động nhà máy cần có phương án hợp lý và hiệu quả để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng cho doanh ngiệp cho TP, và mang lại lợi ích cho người dân”.
Ông Tân đề xuất, khi TP chưa có quyết định chính thức về dừng dứt điểm hoạt động nhà máy, cần kịp thời gửi công văn đến các tổ chức tín dụng thông báo về việc Công ty vẫn được phép sản xuất và nhập khẩu nguyên vật liệu;
Nếu tiến hành di dời nhà máy cần có lộ trình (thời hạn ít nhất 24 tháng) kể từ ngày nhận tiền đền bù; Sớm ban hành quyết định chính thức và đền bù chi phí di dời để Công ty xây dựng mới nhà máy và tổ chức di dời.
Cuối cùng, sau thanh tra của TP, nếu doanh nghiệp không gây ô nhiễm môi trường phải đính chính thông tin “Dừng hoạt động nhà máy thép gây ô nhiễm tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang” thành “Quy hoạch lại khu vực nhà máy thép tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang” trên các phương tiện thông tin đại để trả lại "danh dự" cho doanh nghiệp.