Smartphone “trói” người dùng

Nguyễn Long 23/08/2018 17:30

Trong khi, dữ liệu cá nhân đang được nhiều quốc gia coi là tài sản quốc gia thì Luật An ninh mạng sắp có hiệu lực và các văn bản hướng dẫn cần đón đầu xu hướng này.

Một phần ba dân số trên thế giới đang sử dụng smartphone và con số này đang tăng lên. Trong năm 2017 số lượng người sử dụng smartphone tại Việt Nam và Ấn Độ sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất khoảng 20%.

p/Google luôn biết vị trí của bạn, thói quen đi lại và các điểm bạn ghé qua.

Google luôn biết vị trí của bạn, thói quen đi lại và các điểm bạn ghé qua.

Do thám người dùng

Mới đây người dùng smartphone đã nhận được một tin sốc đó chính là ông lớn tìm kiếm Google sẽ có thể theo dõi bạn ở bất kỳ đâu cho dù bạn đã tắt định vị trên điện thoại.

Google cũng thừa nhận hãng vẫn lưu trữ dữ liệu vị trí của người dùng để phục vụ cho các ứng dụng khác, như Google Maps, và công cụ tìm kiếm ngay cả khi đã tắt cài đặt này. “Cài đặt không ảnh hưởng đến các dịch vụ định vị khác trên thiết bị của bạn. Một số dữ liệu vị trí có thể được lưu lại để phụ vụ một phần cho hoạt động của bạn ở các dịch vụ khác, như tìm kiếm và bản đồ”. Theo thống kê của StatCounter, Google là công cụ chiếm tới 90% thị phần của thị trường tìm kiếm toàn cầu. Tiếp sau đó là công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft, với 3% thị phần.

Như vậy có thể thấy việc mức độ ảnh hưởng lớn như thế nào đến người dùng về mặt thông tin cá nhân, khi mà Google luôn biết vị trí của bạn, thói quen đi lại và các điểm bạn ghé qua.

Quyền công dân bị bỏ ngỏ

Hiện ở Châu Âu đã có Quy định bảo vệ dữ liệu chung – GDPR, quy định này ngay lập tức đã cho thấy mức độ “rắn” của các nhà quản lý Châu Âu khi đã phạt mạng xã hội Facebook nửa tỉ Bảng do bê bối dữ liệu người dùng liên quan đến Công ty Cambridge Analytica.

Nhưng Việt Nam vẫn đang bỏ ngỏ việc quản lý việc sử dụng dữ liệu người dùng được thu thập. Trên thực tế, dữ liệu cá nhân đang được nhiều quốc gia coi là tài sản quốc gia trong tương lai gần.

Có thể bạn quan tâm

  • Từ năm 2015 Facebook đã cho phép đối tác truy cập dữ liệu cá nhân người dùng

    Từ năm 2015 Facebook đã cho phép đối tác truy cập dữ liệu cá nhân người dùng

    13:04, 09/06/2018

  • Luật An ninh mạng quy định thế nào về bảo vệ trẻ em, thông tin bí mật cá nhân?

    Luật An ninh mạng quy định thế nào về bảo vệ trẻ em, thông tin bí mật cá nhân?

    09:35, 22/06/2018

  • Luật An ninh mạng giúp bảo vệ doanh nghiệp trên môi trường không gian mạng

    Luật An ninh mạng giúp bảo vệ doanh nghiệp trên môi trường không gian mạng

    01:12, 13/06/2018

Với tiến bộ của công nghệ, thông tin cá nhân được phân tích, tổng hợp, hình thành các bản sao mô phỏng con người thật trong không gian ảo, bao gồm cả thói quen và cách ứng xử, dần hình thành một loại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khác so với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Nhà nước quản lý.

Vì vậy, trong Luật An ninh mạng có hiệu lực từ 1/1/2019, các tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ trên không gian mạng và sở hữu hệ thông thông tin tại Việt Nam phải lưu trữ dữ liệu người dùng Việt Nam. Đây sẽ cơ sở để thực thi chính sách bảo vệ chặt chẽ dữ liệu người dùng, quyền riêng tư của người dùng.

Nguyễn Long