Doanh nghiệp kinh doanh khí vẫn bị điều kiện “bủa vây”

Huyền Trang 23/09/2018 22:38

Dù Nghị định 87/2018/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh khí được đánh giá đã “cởi trói” cho doanh nghiệp nhưng nhiều doanh nghiệp cho rằng đã nảy sinh nhiều khó khăn mới.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hải - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Thanh Hải cho biết, Nghị định 87 vẫn còn một vài quy định bất cập, khó thực hiện.

p/Hệ thống sang chiết ga của Công ty Việt xô gas, Thái Bình.

Hệ thống sang chiết ga của Công ty Việt xô gas, Thái Bình.

Doanh nghiệp kêu khó

Theo bà Hải, bất cập lớn nhất là việc quản lý bình gas (số seri bình, ngày đóng nạp, thời hạn kiểm định) từ trạm chiết nạp, tổng đại lý, đại lý đến tay người tiêu dùng. Công ty Thanh Hải có khoảng 1.000 vỏ bình gas. nên việc ghi các thông số trên là việc làm thủ công rất tốn thời gian, chi phí. Hiện nay, công ty đã có 4 nhân viên làm việc gián tiếp liên quan đến các loại thủ tục, hóa đơn. Khi thực hiện Nghị định 87, số nhân viên của bộ phận này phải tăng gấp đôi nhưng chưa biết hiệu quả đến đâu.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp gas lại… bức xúc

    10:30, 02/08/2018

  • "Không được cho thương nhân kinh doanh khí, gas thuê chai LPG"

    22:05, 22/04/2018

  • Luật rừng đang "tái sinh" trong thị trường kinh doanh gas tại Quảng Ninh?

    00:39, 25/11/2017

Bên cạnh đó, Nghị định 87 còn yêu cầu, vỏ bình gas sản xuất sau năm 2014 phải có dấu hợp quy (CR). Nhưng đối với những bình trước năm 2014 vẫn đủ điều kiện lưu hành, còn hạn kiểm định thì nghị định này chưa hướng dẫn là cho lưu hành tiếp hay phải hủy bỏ. Nếu phải hủy bỏ thì gây ra lãng phí rất lớn cho doanh nghiệp.
Ông Võ Hùng Nhân, Phó Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng tại Khánh Hòa cho biết: nếu một thương nhân thuê vỏ bình đã in thương hiệu Petrolimex (hợp pháp) đi đến một trạm chiết nạp khác (được phép nhập khẩu khí, chiết nạp) để nạp khí.

Lúc này, vỏ bình là Petrolimex nhưng khí gas ở trong là của một thương hiệu khác. Vậy bình gas này có còn hợp pháp hay không. Điều này dễ dẫn đến tình trạng hàng giả, hàng nhái thương hiệu rối loạn thị trường.

Nhiều quy định vô lý

Cũng về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh khí, Luật sư Hoàng Việt Hùng, Văn phòng Luật sư TP HCM khẳng định một số quy định tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí… sẽ tiếp tục làm khó doanh nghiệp.

Cụ thể, về hành vi vi phạm quy định về sản xuất, chế biến LPG, theo quy định tại khoản 3 Điều 41 dự thảo được sửa đổi dự thảo quy định xử phạt đối với hành vi không thiết lập hệ thống phân phối theo quy định khi tiến hành bán lẻ LPG chai trên thị trường.

  Phần lớn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không thể biết được LPG chai mini có được sang nạp hợp pháp hay không?

Tuy nhiên, từ Điều 20 đến 22, Nghị định 87, việc thiết lập hệ thống phân phối là quyền của thương nhân chứ không phải nghĩa vụ. Thương nhân có thể bán hàng cho hệ thống phân phối hoặc bán trực tiếp cho khách hàng sử dụng.

"Nghị định cũng không có quy định nào về hệ thống phân phối (cho trường hợp thương nhân có hệ thống phân phối), chỉ dẫn chiếu tới quy định chung tại Luật Thương mại. Do đó, việc xử phạt đối với hành vi này là không phù hợp với Nghị định 87 và không có căn cứ, do đây không phải hành vi vi phạm pháp luật.

LS Hùng cũng đề nghị xem xét sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định xử phạt đối với hành vi sử dụng LPG chai mini không được phép nạp lại trong cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Bởi theo pháp luật xử phạt vi phạm hành chính thì để xác định xử phạt phải có yếu tố "lỗi" trong hành vi. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không thể biết được LPG chai mini có được phép nạp lại hay không, bởi việc sang nạp không thực hiện bởi họ. Do đó, việc xử phạt hành vi này là chưa phù hợp.
Không những vậy, dự thảo trên còn quy định xử phạt hành vi không thực hiện chế độ ghi chép và xuất hóa đơn. Điều sẽ chồng lấn phạm vi xử phạt trong lĩnh vực hóa đơn.

Huyền Trang