Các bộ ngành đã cắt giảm được 3.004 điều kiện kinh doanh
Thông tin này vừa được Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết tại phiên chất vấn chiều 1/11.
Có thể bạn quan tâm
Điều kiện kinh doanh - cuộc chiến còn tiếp diễn
11:30, 26/10/2018
Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Quan trọng là thực thi!
12:05, 25/10/2018
Bộ Công Thương sẽ cắt giảm thêm 202 điều kiện kinh doanh
06:30, 22/10/2018
Vẫn khó cắt giảm điều kiện kinh doanh
11:01, 21/10/2018
Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm tiếp 202 điều kiện kinh doanh
11:50, 19/10/2018
Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Mới đạt 40%
09:33, 17/10/2018
Điều kiện kinh doanh như…“thả gà ra đuổi”
05:35, 17/10/2018
Quy định mới về điều kiện kinh doanh đào tạo lái xe ô tô
19:05, 09/10/2018
Quy định mới về điều kiện kinh doanh đào tạo lái xe ô tô
18:58, 09/10/2018
Trả lời đại biểu Phạm Trí Thức (Thanh Hóa) về kết quả cắt giảm các thủ tục trong kinh doanh và giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, năm 2018 theo Nghị quyết 01 đưa ra mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện kinh doanh, 50% các thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu.
Tại sao đưa ra vấn đề mục tiêu như vậy?
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, theo Luật Đầu tư, có 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện rà soát có 6.191 điều kiện kinh doanh. Như vậy, có thể nói nhiều điều kiện kinh doanh rất khó khăn cho gia nhập thị trường, giấy phép con, giấy phép cháu, có khi đến cả chắt.
Với 100 ngành hàng được kiểm tra chuyên ngành và theo báo cáo của Viện Quản lý Trung ương năm 2018, doanh nghiệp phải bỏ ra 28.800.000 ngày công tương đương với 14,200 tỷ đồng nhưng kiểm tra chỉ phát hiện ra 0,06%. Như vậy, có thể nói là hiệu quả không đạt được.
"Đến nay, khi Chính phủ và Thủ tướng chỉ đạo tập trung thì cho đây là vấn đề đột phá mạnh mẽ coi đây là vấn đề dư địa tăng trưởng. Từ đó, chỉ đạo các bộ, ngành rất mạnh để thực hiện". - ông Dũng nói.
Vậy thì vấn đề thực hiện nguyên tắc như thế nào, trước hết là điều kiện kinh doanh thì phải thực hiện theo nguyên tắc, rà soát lại, đảm bảo những tính hợp lý, hợp pháp và hiệu quả của điều kiện kinh doanh.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, việc cắt giảm điều kiện kinh doanh phải đảm bảo đồng bộ 2 mục tiêu một lúc, đó là phải đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước, đồng thời phải đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp. Những điều kiện kinh doanh này phải đáp ứng điều kiện quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng thì mới gọi là điều kiện kinh doanh. Từ đó chỉ đạo của Thủ tướng và các bộ tham gia rất mạnh.
Bộ trưởng cho biết, "đến nay đã cắt giảm 3.004 điều kiện kinh doanh trên 50% chỉ tiêu của 6.191, như vậy đạt 97%, còn thiếu 3%, còn 92 điều kiện nữa là ở các bộ đang làm. Có một số bộ rất mạnh mẽ và quyết liệt, như Bộ Xây dựng cắt 183/215 vượt 35,12%, Bộ Y tế đến nay cắt giảm 1.343 vượt 21,78%, Bộ Tài nguyên và Môi trường vượt 12%, Bộ Giáo dục và Đào tạo vượt 11,78%".
Thủ tục kiểm tra liên ngành làm rất mạnh, ví dụ Bộ Y tế trình Thủ tướng 3 bộ. Trước đây, có mặt hàng 3 bộ 1 mặt hàng như sản xuất kẹo colacola phải 13 giấy phép thì giờ Thủ tướng điều chỉnh lại chỉ 1 đơn vị kiểm soát.
Vậy, việc cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng xuất khẩu đã cắt giảm được 6.776/9.926 dòng hàng kiểm tra. Như vậy, theo báo cáo của Ngân hàng thế giới chúng ta đã tiết kiệm 11 triệu bộ hồ sơ xuất nhập khẩu, trong đó có 5,36 triệu bộ, tiết giảm được 3 giờ từ 58 giờ xuống 55 giờ, tiết kiệm 16 triệu giờ. Tiết kiệm được 6 giờ của 5,72 triệu bộ hồ sơ nhập khẩu, tiết kiệm được 34 triệu giờ.
"Chúng ta đã tiết kiệm được trên 1 lô hàng là 19 đôla Mỹ/1 lô hàng, như thế tiết kiệm trên 200 triệu đô la Mỹ tương đương trên 4.000 tỷ Việt Nam đồng. Đây là hiệu quả quan trọng chúng ta làm được.
Ví dụ, Nghị định 15 của chị Tiến và Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình là tiết kiệm 2.900 triệu ngày công tương đương 2.500 tỷ Việt Nam đồng". - ông Dũng nói.