Gỡ nút thắt “tự chủ đại học”

Nguyễn Việt 06/11/2018 15:20

Nhấn mạnh thời gian qua việc tự chủ nhưng khống chế học phí, dẫn đến một số trường khó tự chủ, ĐBQH Dương Minh Tuấn (Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết, tự chủ học thuật là mục tiêu phát triển.

ĐBQH Dương Minh Tuấn (Bà Rịa Vũng Tàu) đánh giá,tự chủ tài chính là động lực phát triển, tự chủ nhân sự là nền tảng phát triển của nhà trường. Tự chủ không có nghĩa là buông để các trường tự bơi, mà tự chủ là nhà nước có đầu tư và rút dần dần.p/

ĐBQH Dương Minh Tuấn (Bà Rịa Vũng Tàu) đánh giá, tự chủ tài chính là động lực phát triển, tự chủ nhân sự là nền tảng phát triển của nhà trường. 

Ngày 6/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Cơ chế tự chủ đại học vẫn là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều ĐB, cũng như tìm ra giải pháp để tháo gỡ.

Theo ông Tuấn, tự chủ tài chính là động lực phát triển, tự chủ nhân sự là nền tảng phát triển của nhà trường. Tự chủ không có nghĩa là buông để các trường tự bơi, mà tự chủ là nhà nước có đầu tư và rút dần dần. Vừa qua, chúng ta làm thí điểm cho một số trường tự chủ tài chính, trường đó nâng học phí dịch vụ lên thì  nhiều cử tri than phiền, giá học phí quá cao.

Có thể bạn quan tâm

  • Gỡ “nút thắt” trong bộ máy tổ chức của đại học

    Gỡ “nút thắt” trong bộ máy tổ chức của đại học

    11:33, 06/11/2018

  • Tự chủ giáo dục là xu hướng quốc tế

    Tự chủ giáo dục là xu hướng quốc tế

    09:16, 06/11/2018

  • Tự chủ trong giáo dục còn nhiều bất cập

    Tự chủ trong giáo dục còn nhiều bất cập

    05:05, 06/11/2018

Câu chuyện đang bàn ở đây, trước đây sợ giá cao quá nên khống chế mức trần, bây giờ bung ra thì cần có lộ trình tự chủ. Nếu bung rồi thì giá nâng cao lên, thực tế giá học phí của Việt Nam so với các trường quốc tế thì rất rẻ.

“Tuy nhiên nước mình chưa giàu cho nên một số sinh viên muốn vào trường Top thì tự chủ giá cao cho nên điểm cử tri cần đó là học sinh, sinh viên nghèo có thể vào được những trường này hay không thì dự thảo luật có trích 1 phần để đưa vào quỹ hỗ trợ sinh viên, như vậy chưa đủ mà cần có điều, khoản nào đó thiết chế ràng buộc các trường đại học trích một tỷ lệ cụ thể để học bổng”, ông Tuấn cho hay.

Trong khi đó, theo ĐBQH Lê Quang Trí (Tây Ninh), để đảm bảo việc xếp hạng minh bạch, khách quan, trung thực, cần nghiên cứu, bổ sung quy định về các tổ chức xếp hạng như điều kiện thành lập, tiêu chí, tiêu chuẩn xếp hạng, trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức này. “Vì nếu các tổ chức xếp hạng này không trung thực, không khách quan thì ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của các cơ sở giáo dục đại học cũng như quyết định chọn trường của sinh viên”, ông Trí phân trần.

Cùng chung quan điểm về xếp hạng đại học, kiểm định chất lượng, ĐBQH Lê Thu Hà (Lào Cai) cho rằng, cần có điều khoản quy định về tính trung thực, công khai các số liệu của các trường liên quan đến chất lượng; khi nào việc này được thực hiện tốt thì xếp hạng đại học mới thực chất. Cần có cơ chế giám sát các tổ chức kiểm định, tốt nhất nên đưa thêm vào dự thảo luật một chương về kiểm định chất lượng giáo dục.

Nguyễn Việt