Luật Chăn nuôi: hướng tới đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Chia sẻ bên hành lang Quốc hội về Luật chăn nuôi, Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước) cho rằng Luật Chăn nuôi hướng tới nền chăn nuôi công nghiệp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ban soạn thảo đã cơ bản tiếp thu các ý kiến đóng góp của các Đại biểu Quốc hội. Tại dự thảo Luật Chăn nuôi đã sửa đổi một số nội dung liên quan đến khoảng cách, vệ sinh, môi trường... đặc biệt là các nội dung liên quan đến quy định hộ chăn nuôi, trang trại chăn nuôi phải đăng ký số lượng vật nuôi với địa phương.
Nội dung này đã được phân loại rõ ràng như thế nào là chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại, từng bước quản lý về vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
Điểm mới được đưa vào dự thảo Luật Chăn nuôi lần này là việc kê khai vật nuôi của các chủ trang trại.
Trước đây, chưa có quy định về kê khai vật nuôi, gây khó khăn trong việc kiểm soát đàn nuôi cho các cơ quan quản lý. Nay việc này đã được đưa vào quy định trong Luật, từ đó kiểm soát được quy mô chăn nuôi và có quy hoạch.
Bên cạnh đó, có các quy định liên quan đến việc cấm nuôi tại khác khu vực nội đô (trước đã có tình trạng nuôi gia cầm ngay trong chung cư) gây ô nhiễm môi trường...; đồng thời, không có quy chế để xử lý. Nếu quy định này đưa vào Luật thì sẽ có cơ chế xử lý như xử phạt hành chính đối với các vi phạm như trên.
Hiện nay, ở nhiều nơi trong cả nước vẫn tồn tại tình trạng các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không đáp ứng các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh, ô nhiễm môi trường...
Có thể bạn quan tâm
Rút gọn đầu mối kiểm tra chuyên ngành nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và thủy sản
15:35, 04/10/2018
Bộ Tài chính nói gì về giá kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi?
10:47, 01/02/2018
Sản xuất thức ăn chăn nuôi: Quản chặt để trưởng thành?
05:39, 24/06/2017
Để khắc phục tình trạng này, dự thảo Luật Chăn nuôi cũng đưa các quy định, điều kiện cho các cơ sở giết mổ... nhằm kiểm soát và hạn chế dần các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không đủ tiêu chuẩn.
Đồng thời thúc đẩy các cơ sở giết mổ tập trung, đáp ứng đủ điều kiện về đảm bảo bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo tôi, Luật Chăn nuôi ra đời sẽ giúp ngành chăn nuôi hướng tới nền chăn nuôi công nghiệp, sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc... đáp ứng các tiêu chuẩn để xuất khẩu.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng yên tâm hơn với các sản phẩm chăn nuôi, tránh tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm như vẫn diễn ra hiện nay. Ngoài ra, Luật Chăn nuôi cũng khắc phục được nhiều bất cập đang tồn tại hiện nay.
Tuy nhiên, tôi cũng kiến nghị, nếu Luật Chăn nuôi ra đời thì các văn bản dưới Luật như Nghị định, Thông tư cần phải tránh tình trạng các văn bản dưới Luật còn nhiều điều khoản bất hợp lý, không phù hợp, gây khó khăn khi triển khai. Đồng thời, giảm các thủ tục hành chính.