Hòa giải thương mại: Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp
Nhiều bất cập còn tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng làm phát sinh tranh chấp giữa các doanh nghiệp.
Để giải quyết các tranh chấp này theo các chuyên gia ngoài tòa án, doanh nghiệp có thể sử dụng phương thức hòa giải trọng tài.
Một thực tế hiện nay cho thấy, các tranh chấp phát sinh từ việc áp dụng không phù hợp pháp luật về hợp đồng thường có tính chất phức tạp, những tranh chấp này chủ yếu về lĩnh vực hợp đồng thương mãi giữa các doanh nghiệp.
Luật còn nhiều chồng chéo
Các tranh chấp trong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu liên quan đến các hợp đồng thương mại, hợp đồng lao động… theo nhiều chuyên gia các tranh chấp này phát sinh một phần bởi thực trạng pháp luật về hợp đồng hiện nay còn nhiều bất cập. Nhiều quy định trong luật còn chồng chéo khiến việc áp dụng luật gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp gặp khó trong các hợp đồng phức tạp dẫn đến những tranh chấp về sau. Những vấn đề này được các chuyên gia bàn thảo tại Tọa đàm về thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải, trọng tài do Sở Tư pháp TP.HCM tổ chức.
Có thể bạn quan tâm
Xu hướng mới trong giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
15:01, 03/10/2018
Doanh nghiệp Việt đang thay đổi tư duy giải quyết tranh chấp thương mại
11:01, 01/09/2018
Vụ kiện Vinasun – Grab: Không đơn thuần là tranh chấp thương mại
15:46, 08/02/2018
Tranh chấp thương mại "đe dọa" xuất khẩu thịt lợn của Mỹ
06:29, 02/02/2018
Tranh chấp thương mại: Vì sao nên chọn hòa giải?
10:25, 10/06/2017
Theo Ls. Nguyễn Văn Hậu, Thành viên Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM, nêu ý kiến hiện nay pháp luật về hợp đồng còn mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định của luật chuyên ngành với Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, Bộ luật Dân sự năm 2015 đưa ra các quy phạm tùy nghi khi quy định về nội dung hợp đồng nhằm bảo đảm quyền tự do hợp đồng của các bên theo nguyên tắc, ưu tiên áp dụng các thỏa thuận của các bên so với các quy định của pháp luật. Tuy nhiên các đạo luật chuyên ngành lại không thống nhất trong việc ghi nhận kỹ thuật lập pháp này. Một số luật chuyên ngành khác lại quy định về hoạt động thương mại đặc thù như Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Điện lực… lại thường sử dụng các quy phạm bắt buộc khi quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
Cũng liên quan đến các tranh chấp phát sinh từ những bất cập trong thực tiễn áp dụng luật về hợp đồng, một số ý kiến của các công chứng viên đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM, cho biết hiện nay một trong những phát sinh tranh chấp lớn có các hợp đồng về chuyển nhượng, thế chấp tài sản… những tranh chấp này thường có giá trị tài sản trong hợp đồng lớn, khiếu kiện kéo dài, khó giải quyết.
Như vậy thực tiễn áp dụng luật về hợp đồng hiện nay cho thấy nhiều bất cập, điều này đã dẫn đến những tranh chấp về sau đối với các doanh nghiệp, các hợp đồng kinh doanh… những tranh chấp này xảy ra thường có sự phức tạp khiến việc giải quyết tranh chấp kéo dài. Các tranh chấp này thường khó giải quyết nếu chỉ bằng phương thức giải quyết tranh chấp thông qua tòa án.
Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải
Liên quan đến những vấn đề dẫn đến tranh chấp về luật hợp đồng hiện nay, PGS.TS Đỗ Văn Đại, Phó chủ tịch HĐKH – Trung tâm trọng tài VIAC, cho rằng với những tranh chấp phức tạp xảy ra ngoài việc giải quyết tranh chấp tại tòa án cần có phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án là hòa giải và trọng tài. Theo ông Đại, đối với phương thức hòa giải ngoài tòa án thường có hai trường hợp là hòa giải trong tố tụng trọng tài và hòa giải ngoài tố tụng trọng tài.
Cụ thể đối với trường hợp thứ nhất, khung pháp lý khá mềm dẻo, quyết định công nhận hòa giải thành của trọng tài được điều chỉnh như phán quyết trọng tài đến nay chưa gặp khó khăn, vướng mắc nào lớn. Trong trường hợp thứ hai, khung pháp lý có một số điểm chưa rõ ràng và cần có hướng xử lý trong tương lai nhất là trong Luật về Hòa giải đang được Tòa án Nhân dân tối cao xây dựng.
Giải thích rõ hơn về phương thức hòa giải, trọng tài PGS.TS Đỗ Văn Đại, cho biết hiện nay một trong những câu hỏi được quan tâm là những tranh chấp nào có thể được giải quyết bằng phương thức hòa giải trọng tài. Thực tế khung pháp lý về giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải, trọng tài ngày càng rõ ràng và được mở rộng trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể Chính phủ đã ban hành Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại đối với tranh chấp thương mại. Bên cạnh đó Bộ luật tố tụng dân sự cũng ghi nhận hòa giải ngoài tố tụng và tranh chấp được hòa giải không nhất thiết là tranh chấp thương mại.
Như vậy với các tranh chấp của các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là trong các tranh chấp về hoạt động kinh doanh, thương mại bên cạnh việc giải quyết bằng tòa án, doanh nghiệp có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải trọng tài.