Xử lý hình sự đối tượng nợ bảo hiểm
Đã đến lúc phải hoàn thiện khung pháp lý về tố tụng và xử lý hình sự các hành vi trốn đóng bảo hiểm, gian lận bảo hiểm nhằm “răn đe” các đối tượng này.
Những năm gần đây, tình trạng vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) bảo hiểm y tế (BHYT) có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Đẩy mạnh công tác khởi kiện nợ bảo hiểm
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2017 được bổ sung nhóm tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN, gồm: Tội gian lận BHXH, BHYT, BHTN và tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Tuy nhiên đến nay, quy định này vẫn chưa có văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, cũng như chưa có văn bản hướng dẫn về hồ sơ, trình tự thực hiện chuyển hồ sơ có dấu hiệu tội phạm về BHXH, BHYT sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Theo TS. Nguyễn Chí Công, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Tòa án Nhân dân Tối cao, để các quy định nêu trên của Bộ luật Hình sự được áp dụng thống nhất, đúng pháp luật trong thực tiễn cần có văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao. Mặt khác, cần có hướng dẫn để thống nhất cách hiểu đối với một số khái niệm, tình tiết trong các điều luật như gian lận hay trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN; thủ đoạn tinh vi xảo quyệt; có tính chất chuyên nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Giảm tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội: Đồng bộ nhiều giải pháp
12:10, 21/11/2018
Chây ỳ nợ bảo hiểm xã hội
07:16, 05/07/2017
Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, thất nghiệp, y tế gần 12 nghìn tỷ đồng
10:03, 07/11/2017
Hoàn thiện chế tài xử lý hình sự
Đồng quan điểm trên, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho rằng, các cơ quan pháp luật cần khởi tố một số vụ nợ, chiếm đoạt BHXH, BHYT, BHTN nhằm tạo sức răn đe, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật. Tòa án nhân dân Tối Cao cần có hướng dẫn công đoàn các cấp khởi kiện, xử lý các vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.
Theo các chuyên gia, Bộ Công an cần chủ động phối hợp hoặc phối hợp tích cực với Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao khi có yêu cầu, và BHXH Việt Nam cần sớm ban hành thông tư hướng dẫn áp dụng các điều luật quy định về tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN và việc xử lý pháp nhân thương mại phạm tội trong lĩnh vực này, để bảo đảm nhận thức thống nhất trong xử lý đối với nhóm tội phạm này.
Bên cạnh 3 tội danh đã được quy định trong Bộ luật Hình sự, cần có nghị định riêng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Ngân hàng Thế giới: Cam kết hỗ trợ BHXH Việt Nam quản lý và đầu tư quỹ Nằm trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ kỹ thuật thị trường vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) ở Việt Nam, mới đây, tại Hà Nội, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đình Khương đã có buổi làm việc với đoàn chuyên gia cao cấp của WB và Tổ chức Tài chính thế giới (IFC). Với nguyên tắc đặt mục tiêu bảo đảm, an toàn và thu hồi được vốn đầu tư lên trên hết, việc đầu tư quỹ BHXH luôn phải lựa chọn những “kênh” đầu tư an toàn theo danh mục đầu tư đã được quy định bởi pháp luật, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đình Khương mong muốn WB cùng IFC sẽ giúp đỡ BHXH Việt Nam cách thức phân tích, lựa chọn danh mục đầu tư, các dự án đầu tư sao cho có lợi nhất, hạn chế tối đa các rủi ro; đồng thời giúp nâng cao kỹ năng để cán bộ chuyên trách của BHXH Việt Nam thực hiện tốt vai trò tham mưu; từ đó giúp lãnh đạo Ngành vạch ra những bước đi đúng với tầm nhìn dài hạn. Chuyên gia trưởng lĩnh vực Tài chính của WB Alwalleed Alatabani cam kết, trong thời gian tới, WB sẽ hỗ trợ BHXH Việt Nam thực hiện có hiệu quả hơn nữa việc quản lý và đầu tư quỹ, trên cơ sở kêu gọi, giúp đỡ các nguồn lực như kinh phí, con người và tạo dựng các mối quan hệ tài chính. V.N |