Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, người lao động khốn khổ
Mỗi năm, Hải Phòng phát triển thêm hàng trăm đơn vị mới tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) nhưng tình trạng nợ đọng BHXH cũng ngày càng lớn.
Theo thống kê của BHXH Hải Phòng tính đến hết tháng 11/2018 trên toàn TP có trên 7.000 đơn vị tham gia BHXH. Tuy có phát triển thêm hàng trăm đơn vị mới nhưng tình trạng nợ đọng BHXH cũng ngày càng lớn.
Thiếu chế tài xử lý?
Báo cáo tổng kết của BHXH Hải Phòng tính đến hết tháng 11/2018 đã có gần 700 đơn vị nợ đọng BHXH với số tiền nợ đọng lên tới 820 tỷ đồng. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người lao động.
Theo thống kê sơ bộ, Hải Phòng có trên 15.000 doanh nghiệp nhưng mới chỉ có trên 7.000 đơn vị tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), với tổng số hơn 362.547 người tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Có rất nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp không nộp BHXH như khối các doanh nghiệp ngành xây dựng gặp khó khăn về sản xuất hay sau khi hoàn thành bàn giao công trình, bên B chưa thanh toán tiền ngay mà để nợ đọng với số tiền lớn. Với khối doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì sản phẩm không tiêu thụ được, nhất là ngành đóng tàu hiện tại đang rất khó khăn, nhiều chủ tàu hủy hợp đồng đóng tàu, hoặc không thực hiện theo các hợp đồng đã ký…
Theo ông Đào Xuân Hải, Phó giám đốc BHXH Hải Phòng, có 361 đơn vị nợ BHXH, với tổng dư nợ gần 270 tỷ đồng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp không nộp BHXH như khối các doanh nghiệp ngành xây dựng gặp khó khăn về sản xuất hay sau khi hoàn thành bàn giao công trình, bên B chưa thanh toán tiền ngay mà để nợ đọng với số tiền lớn. Đặc biệt, các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và 5 đơn vị ngành lắp máy gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, kéo theo nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành, nghề khác ngừng hoạt động sản xuất, tạm đóng mã số thuế, nhiều đơn vị có nguy cơ phá sản và liên tiếp có doanh nghiệp phá sản, bị thu hồi giấy phép kinh doanh. Một số đơn vị nợ đọng lớn, kéo dài điển hình trên địa bàn như: Công CP Lisemco nợ đọng gần 56 tỷ; Công ty CP CN tàu thủy An Đồng gần 14 tỷ; Công ty CP Cơ khí Xây dựng AMECC gần 16 tỷ; Công ty CP Lisemco 5 gần 15 tỷ; Công ty CP chế biến XN HP gần 11 tỷ…
Phải khởi tố răn đe...
Mới đây BHXH Hải Phòng phối hợp với cấc ban ngành (Sở LĐTBXH; Thanh tra Công an...) đã tổ chức buổi tuyên truyền với những doanh nghiệp đứng đầu về nợ BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn. Theo ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng phòng thu nợ BHXH Hải Phòng, hiện có 6 doanh nghiệp đã nợ đọng BHXH hơn 10 tỷ; 36 doanh nghiệp nợ dưới 10 tỷ. Đã có rất nhiều doanh nghiệp nợ đọng BHXH tới nhiều tháng mà không có dấu hiệu trả tiền BHXH. Nếu muốn mạnh tay hơn nữa thì Cơ quan BHXH sẽ chuyển cơ quan Công an xử lý hình sự các doanh nghiệp, đối tượng cố tình chây ỳ, trốn đóng BHXH đối với NLĐ theo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2018. Hải Phòng“Tuy chưa phải là địa phương có số nợ BHXH lớn so với toàn quốc, nhưng doanh nhiệp nợ BHXH kéo dài ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ và về lâu dài sẽ tác động xấu đến công tác an sinh xã hội trên địa bàn”.
Có thể bạn quan tâm
Chây ỳ nợ bảo hiểm xã hội
07:16, 05/07/2017
1.400 tỉ đồng DN nợ bảo hiểm xã hội có nguy cơ mất trắng
16:21, 22/02/2017
Nhiều DN nợ bảo hiểm xã hội đầm đìa
00:00, 17/09/2012
Nhiều những doanh nghiệp chây ỳ, khiến các cơ quan ban ngành BHXH tốn nhiều công sức tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhằm giảm thiểu tình trạng nợ đọng, để người lao động (NLĐ) được hưởng chế độ lương hưu, phụ cấp, chi trả khám chữa bệnh và đáp ứng những quyền lợi chính đáng của họ. Thời gian qua, các doanh nghiệp nêu trên liên tục hứa nhưng chẳng chuyển biến gì khiến cơ quan chức năng và NLĐ mất dần lòng tin. Không chỉ phớt lờ những cam kết, tình cảnh hiện nay cho thấy các khoản nợ của họ ngày càng tăng, có biểu hiện chây ỳ, trốn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ với người lao động. Tình trạng nợ đọng BHXH của các đơn vị, doanh nghiệp trên đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ BHXH, BHTN và BHYT, chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm và vi phạm các quyền và lợi ích của người lao động.
Theo Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 về tội “trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động”: người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp: Trốn đóng bảo hiểm từ 50-dưới 300 triệu đồng; Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10-dưới 50 người lao động đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng -1 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Phạm tội 2 lần trở lên; Trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đồng – dưới 1 tỷ đồng; Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50-dưới 200 người; Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này thì bị phạt tiền từ 200-500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng-3 năm. Trường hợp trốn đóng bảo hiểm 1 tỷ đồng trở lên; Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên hoặc không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 2-7 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 3 tỷ đồng. |