Tranh chấp hợp đồng thương mại: Trọng tài kinh tế nên san sẻ áp lực với Tòa!

Hương Giang 11/01/2019 02:05

Trong xu thế hội nhập, tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi. Song đây cũng chính là áp lực đối với Tòa án, trong khi rất ít DN chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài kinh tế.

Chia sẻ áp lực cho Tòa án.

Theo Luật sư Nguyễn Tiến Lực – Đoàn Luật sư TP HCM, chia sẻ: Hiện có rất nhiều phương pháp giải quyết tranh chấp nhưng phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đang được xem trọng trên trường quốc tế. Tuy nhiên, làm thế nào để sáng tỏ những lợi thế trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài và tận dụng hiệu quả hoạt động này tại Việt Nam đang là vấn đề đặt ra – Luật sư Lực nói.

Cũng theo Luật sư Lực, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc xảy ra các tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi. Do đó, số lượng các vụ việc tranh chấp trong một năm là rất lớn, và thường những vụ việc này đa số được các doanh nghiệp chọn phương án giải quyết bằng cách đưa nhau ra tòa nên đã gây áp lực rất lớn cho ngành tư pháp bao gồm, Tòa án, Viện kiểm sát, Thi hành án…(với số lượng hồ sơ quá nhiều đã dẫn đến tình trạng quá tải, tồn đọng hồ sơ…). Trong khi, lực lượng trọng tài kinh tế rất đông nhưng lại ít việc (thậm chí không có việc), lại không được các doanh nghiệp chú trọng, lựa chọn.

doanh nghiệp chọn phương ánp/giải quyết bằng cách đưa nhau ra tòa nên đã áp lực rất lớn cho ngành tư pháp bao gồm, Tòa án, Viện kiểm sát, Thi hành án…(với số lượng hồ sơ quá nhiều đã dẫn đến tình trạng quá tải, tồn đọng hồ sơ…). Trong khi, lực lượng trọng tài kinh tế rất đông nhưng lại ít việc

Doanh nghiệp chọn phương án giải quyết tranh chấp thương mại bằng cách đưa nhau ra tòa nên đã gây áp lực rất lớn cho ngành tư pháp bao gồm, Tòa án, Viện kiểm sát... Trong khi, lực lượng trọng tài kinh tế rất đông nhưng lại ít việc.

Theo Luật sư Lực, phương án giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài kinh tế được đánh giá là tương đối lợi thế cho các doanh nghiệp như:

Thứ nhất, hình thức này có thủ tục tiện lợi, linh hoạt và nhanh chóng. Khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài các bên được tự do lựa chọn thủ tục tố tụng. Thủ tục tố tụng trọng tài cũng đơn giản hơn so với thủ tục tố tụng tại tòa án. Giải quyết bằng trọng tài, trong một số trường hợp, các bên có thể định ra cả nguyên tắc, trình tự, thủ tục trọng tài.

Thứ hai, phán quyết của trọng tài thường chính xác, khách quan và có độ tin cậy cao. Vì các bên được quyền tự lựa chọn trọng tài viên, nên các trọng tài viên thường là những chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về các lĩnh vực chuyên môn. Đồng thời, quyết định của trọng tài dường như không bị chi phối bởi yếu tố chính trị. Vì thế, nó sẽ mang tính khách quan hơn phán quyết của tòa án.

Thứ ba, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài luôn có khả năng giữ bí mật rất cao. Đối với các bên tham gia hợp đồng thương mại quốc tế, việc giữ bí mật các vụ kiện là rất quan trọng. Bởi bí mật nghề nghiệp, uy tín trên thương thường có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt, là những bí mật liên quan đến bí quyết công nghệ, chất lượng sản phẩm, bí quyết kinh doanh… Nếu những bí mật này bị tiết lộ, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh trong tương lai của họ. Vì thế, khi tranh chấp xảy ra, mặc nhiên những bí mật đó có thể bị tiết lộ, nhất là khi giải quyết tại tòa án bởi nguyên tắc xét xử tại tòa án là công khai. Khác với nguyên tắc xét xử công khai tại tòa án, trọng tài lại hoạt động theo nguyên tắc xét xử kín, các quyết định của trọng tài không được công khai, nếu không được sự đồng ý của các bên.

Thứ tư, quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm. Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì phán quyết đó bắt buộc có hiệu lực thi hành với các bên, các bên không có quyền kháng cáo hay kháng nghị. Đây là điểm khác biệt cũng là ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với tòa án. Như vậy, sẽ khônng dẫn đến tình trạng dây dưa kéo dài, gây tốn kém cả về thời gian và tiền bạc, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Ưu điểm này xuất phát từ quyền định đoạt của các bên, từ việc tự do lựa chọn phương thức trọng tài đến lựa chọn trọng tài viên cũng như thủ tục tố tụng.

Cần nêu cao vai trò của trọng tài kinh tế

Theo Luật sư Vũ Mạnh Hà – Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai, nhận định: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài đã phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Và ở Việt Nam, do đặc thù của nền kinh tế, chính trị, xã hội nên hình thức này phát triển muộn hơn. Từ năm 1993 đến nay, trước sự đòi hỏi của thực tiễn, ngày 28/4/1993, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 204/1993/TTg về việc thành lập trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).

VIAC được ghi nhận là tổ chức phi chính phủ được thành lập bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế như các hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng đầu tư, du lịch, vận tải và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao công nghệ, tín dụng và thanh toán quốc tế.

Cần nêu cao vai trò của trọng tài kinh tế để giamre áp lực cho Tòa án.

Cần nêu cao vai trò của trọng tài kinh tế để giảm áp lực cho Tòa án.

Theo Luật sư Hà, tại Việt Nam, trong những năm qua, số vụ tranh chấp thương mại được giải quyết bằng trọng tài mà tiêu biểu là tại VIAC liên tục tăng, từ 18 vụ/năm (giai đoạn 1993 – 2003) lên 42 vụ/năm (giai đoạn 2004 – 2010). Đội ngũ trọng tài viên không ngừng được mở rộng.

Nhằm loại bỏ các rào cản của pháp luật đối với sự phát triển của trọng tài cũng như để đáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng phương thức này ngày càng gia tăng, đồng thời thể hiện sự tôn trọng luật chơi chung trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngày 25/4/2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại. Tiếp đó, Luật Trọng tài thương mại, được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2010 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, khắc phục việc phân định không rõ ràng phạm vi thẩm quyền của trọng tài đối với các tranh chấp thương mại, cho phép trọng tài viên là người nước ngoài cũng như nội luật hoá các cam kết quốc tế của Việt Nam về dịch vụ trọng tài…

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp làm gì để phòng ngừa và giải quyết tranh chấp thương mại?

    15:05, 20/12/2018

  • Xu hướng mới trong giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

    15:01, 03/10/2018

  • Doanh nghiệp Việt đang thay đổi tư duy giải quyết tranh chấp thương mại

    11:01, 01/09/2018

Nguyên nhân là do những quy định của pháp luật hiện hành còn nhiều thiếu sót, chồng chéo, chưa rõ ràng cụ thể. Luật Trọng tài thương mại năm 2010 mặc dù đáp ứng phần nào yêu cầu thực tế song sau một thời gian đi vào hoạt động đã bộc lộ nhiều thiếu sót, bất hợp lý. Chưa kể, thói quen, tập quán của thương nhân Việt Nam tin tưởng tòa án hơn trọng tài. Hơn nữa, trình độ trọng tài viên ở Việt Nam đều là những người kiêm nhiệm trong lĩnh vực thương mại. Cho nên, một số trọng tài viên còn chưa chuyên nghiệp. Trong khi đó, các tranh chấp thương mại ngày càng phức tạp, nhất là tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

Đơn cử, vụ việc tranh chấp hợp đồng xây dựng và kiện tài sản tại Nhơn Trạch – Đồng Nai, giữa nguyên đơn là Công ty Cổ phần Quảng Phát và bị đơn là Công ty TNHH Thiên Thuận Thành đã cho thấy: Về bản chất của vụ việc thực tế là tranh chấp về thủ tục thanh toán chứ không phải là tranh chấp hợp đồng. Và đáng ra, vụ việc này nên sử dụng trọng tài kinh tế để xử lý tranh chấp, tuy nhiên, các bên lại chọn phương án kiện nhau ra tòa là không cần thiết. Việc này sẽ khiến cho các bên tốn kém chi phí và mất thời gian để chờ tòa xét xử ở nhiều cấp, chưa kể đến giai đoạn thi hành án cũng sẽ mất khá nhiều thời gian – Luật sư Hà nói.

Cũng theo Luật sư Hà, giải pháp nâng cao giải quyết tranh chấp thương mại tốt nhất trong gia đoạn hiện nay là bằng trọng tài kinh tế. Do vậy, Việt Nam muốn hội nhập vào nền kinh tế thế giới một cách nhanh chóng và bền vững thì phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về trọng tài nói riêng cho phù hợp với xu thế phát triển chung.

Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước cũng cần có hành động cụ thể nhằm hỗ trợ cơ chế cho hoạt động này – Luật sư Hà nhấn mạnh.

Hương Giang