Nên thành lập đoàn Thanh tra liên ngành để công khai, minh bạch phí BOT

Hương Giang 16/02/2019 13:30

Sau sự cố cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, "nên thành lập đoàn Thanh tra liên ngành để tạo sự đồng thuận trong xã hội" - chia sẻ này của Luật sư Vũ Văn Tú – Đoàn Luật sư TP HCM với DĐDN.

- Quan điểm của ông như thế nào sau sự cốcướp hơn 2 tỉ đồng tại trạm thu phí cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây?

Trên tinh thần chia sẻ và xây dựng, trước tiên chúng ta phải chia sẻ những rủi ro không đáng có này. Có lẽ, điều đáng buồn và đáng tiếc hơn là vụ cướp xảy ra tại trạm thu phí lại rơi vào đúng ngày Tết, những ngày đầu xuân năm mới. Rủi ro khách quan là nằm ngoài sự mong muốn, tuy nhiên chúng ta không thể không nhắc tới lỗi chủ quan của chính lực lượng chức năng tại nơi xảy ra vụ việc.

Sau sự cố cướp tại trạm thu phí cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, nên thành lập đoàn Thanh tra liên ngành để tạo sự đồng thuận trong xã hội. Chia sẻ của Luật sư Vũ Văn Tú – Đoàn Luật sư TP HCM với DĐDN.

Luật sư Vũ Văn Tú – Đoàn Luật sư TP HCM

Thứ nhất, yếu tố khách quan. Nhóm cướp đã nhằm vào đúng ngày Tết để hành động vì biết rằng những ngày này lực lượng an ninh của trạm thu phí cũng như lực lượng phối hợp của các cơ quan chức năng như: các cơ quan an ninh, lực lượng bảo vệ, trật tự…thường mỏng hơn, chủ quan hơn. Bên cạnh đó, nhóm cướp này lại chính là các nhân viên cũ đã từng làm việc ở đây và mới nghỉ việc, cho nên, đường đi nước bước, nơi cất tiền, số lượng tiền mỗi ca đều nắm rất rõ khiến cho lực lượng này không kịp trở tay.

Thứ hai, yếu tố chủ quan: Sự bất cẩn trong quá trình kiểm đếm tiền tại trạm thu phí, thiếu cảnh giác trong lúc bàn giao, đặc biệt là thiếu thận trọng trong việc lưu giữ quá nhiều tiền trong két, trong trạm. Theo thông tin, khi xảy ra vụ cướp bọn cướp đã lấy đi số tiền thu phí là 2.220.000.000 đồng, số tiền thực tế còn lại được kiểm đếm ngay sau vụ cướp là 1.010.660.000 đồng. Số tiền lưu giữ quá lớn so với quy định vì lý do ngày Tết không thể chuyển vào ngân hàng (theo giải thích của đại diện đơn vị quản lý trạm thu phí), thì trong trường hợp này, đúng lẽ ra lực lượng an ninh ở đây phải chủ động cảnh giác một cách cẩn trọng thì không thể xảy ra sự cố này.

- Và chính số tiền hơn 2 tỉ đồng bị cướp tại trạm đã khiến cho dư luận đặt câu hỏi hoài nghi về tính minh bạch trong quá trình thu phí của VEC, VEC E thưa ông?

Một ca thu được bao nhiêu, và 3 ca/ngày thu được bao nhiều thì đơn vị quản lý trực tiếp sẽ là người nắm rõ nhất. Số tiền thu được vào các ngày nghỉ, lễ tết… có thể giao động cao hơn hoặc thấp hơn so với ngày thường. Tuy nhiên, sau sự cố xảy ra, số tiền được thống kê tại trạm hơn 3 tỉ đồng là con số không hề nhỏ. Việc dư luận lên tiếng đặt câu hỏi hoài nghi và cho rằng: 1 ca thu được hơn 3 tỉ và thực hiện phép tính nhân thì 3 ca tương đương hơn 9 tỉ là cũng hoàn toàn có cơ sở. Ngược lại, nếu như theo cách giải thích của đại diện đơn vị quản lý trạm thu phí khẳng định “số tiền đó là tiền doanh thu của 2 ca ngày 4/2/2019; 3 ca ngày 5/2/2019 và 3 ca ngày 6/2/2019 và do ngày tết không thể chuyển ngân hàng cũng không phải không có lý”. Do vậy, để công khai minh bạch, kết hợp với việc điều tra 2 nghi phạm đã tổ chức cướp tiền tại trạm thu phí hôm 7/2, các cơ quan chức năng nên “thành lập đoàn Thanh tra liên ngành để minh bạch, tạo sự đồng thuận trong xã hội” là điều hết sức cần thiết.

Chúng ta có thể lấy câu chuyện trốn thuế, sử dụng phần mềm để dấu tiền thu phí tại cao tốc TP HCM – Trung Lương, làm bài học kinh nghiệp.

Rõ ràng, việc kiểm tra rà soát thường xuyên theo từng ngày, tháng, quý… và các chủ đầu tư rất hùng hồn tuyên bố về các số liệu có vẻ như rất minh bạch như: doanh thu xác thực, đã qua kiểm tra, kiểm chứng của các cơ quan chức năng… Thế nhưng khi Cơ quan điều tra vào cuộc thì lại phát hiện ra những chuyện tày trời và khó có thể tin được.

Cụ thể. những đối tượng này có thể sử dụng nhiều các thủ đoạn và bằng nhiều phương thức khác nhau nhằm che giấu hành vi của mình để trục lợi, thậm chí còn sử dụng công nghệ cao để qua mặt các cơ quan chức năng, mà điển hình là một số cán bộ của Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh đã thực hiện hành vi của mình tại dự án đường cao tốc TP HCM – Trung Lương trong thời gian vừa qua. Trước những hành vi đó, Cơ quan điều tra đã tiến hành bắt giữ khẩn cấp Trưởng trạm và nhóm cán bộ tại Công ty Cổ phần tập đoàn Yên Khánh vì cho rằng đã sử dụng phần mềm điện tử để giấu tiền thu phí.

lấy câu chuyện trốn thuế, sử dụng phần mềm để dấu tiền thu phí tại cao tốc TP HCM – Trung Lương, làm bài học kinh nghiệp.

Lấy câu chuyện trốn thuế, sử dụng phần mềm để dấu tiền thu phí tại cao tốc TP HCM – Trung Lương, làm bài học kinh nghiệp.

Câu chuyện trên đây không phải chúng ta nghi ngờ các đơn vị quản lý đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, hay đem ra để so sánh, quy chụp.... Tuy nhiên, với những thông tin phát ngôn cho báo chí của đơn vị quản lý trạm thu phí đang gây sự chú ý về doanh thu mỗi ngày ở trạm thu phí TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, kể từ khi vụ cướp 2,2 tỷ đồng, thì “một ngày trạm thu phí TP HCM - Long Thành - Dầu Giây thu được 3,3 - 3,4 tỷ đồng”.

Đây là điều làm cho dư luận “dậy sóng” về doanh thu tại trạm thu phí này. Song song đó, khi dư luận vẫn chưa hết ngỡ ngàng thì VEC lại phát đi thông cáo thanh minh về số tiền tại trạm thu phí Long Thành - Dầu Giây: “Trong dịp Tết, do ngân hàng không thực hiện dịch vụ thu tiền thu phí tại các trạm thu phí nên tại thời điểm xảy ra vụ cướp, tổng số tiền trong két sắt tại Phòng Kế toán vé thẻ trạm Dầu Giây là 3.230.660.000 đồng, bao gồm: Tiền doanh thu của 2 ca ngày 4/2/2019; 3 ca ngày 5/2/2019 và 3 ca ngày 6/2/2019, tiền quỹ dự phòng tình huống khẩn cấp, tiền lẻ đơn vị vận hành khai thác tuyến… chuẩn bị để kịp thời phục vụ khách hàng dịp tết (dịp Tết, ngân hàng cũng không thực hiện dịch vụ thu tiền thu phí đổi tiền lẻ).

Khi xảy ra vụ cướp, bọn cướp đã lấy đi số tiền thu phí là 2.220.000.000 đồng, số tiền thực tế còn lại được kiểm đếm ngay sau vụ cướp là 1.010.660.000 đồng? Như vậy với một vụ việc, một câu hỏi giống nhau nhưng lại cho ra các đáp án khác nhau, và dư luận nghi ngờ về tính minh bạch trong vụ việc này là hoàn toàn có cơ sở. Vì vậy, để công khai minh bạch thì các cơ quan chức năng cũng nên thành lập đoàn thanh tra liên ngành tổ chức thanh tra, đồng thời công khai kết quả rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân được biết để lấy lại được sự đồng thuận trong xã hội.

- Dư luận đã dậy sóng khi (VEC E) tuyên bố cấm vĩnh viễn phục vụ 2 phương tiện trên các tuyến đường đơn vị này khai thác vì có hành vi gây rối. Về vấn đề này, ông có bình luận gì?

Theo thông tin mà nhiều cơ quan báo chí đã đăng tải về việc, tối 10/2/2019, thay mặt Tổng công ty đầu tư phát triển đường Cao tốc Việt Nam (VEC), Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Đường cao tốc Việt Nam (VEC E), đơn vị quản lý tuyến đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, đã ra thông báo và cho biết “sẽ từ chối vĩnh viễn hai xe mang BKS 51 C - 558… và 51G – 772… trên tất cả tuyến đường do VEC E quản lý, khai thác. Và quyết định hay thông báo này có thật (đã phát hành), hoặc thông tin bằng miệng, trả lời trước báo chí nhằm truyền tải thông tin dẫn đến bức xúc trong dư luận là điều không thể chấp nhận, trái với quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự án BT đường nối QL 48D xuống cảng Đông Hồi Nghệ An: Nhà đầu tư được hoán đổi bao nhiêu?

    14:00, 15/02/2019

  • Bộ GTVT yêu cầu VEC phải thu hồi quyết định từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 ôtô vi phạm!

    19:35, 12/02/2019

  • VEC “cấm cửa” 2 ôtô vào cao tốc: Một quyết định vi Hiến

    07:23, 12/02/2019

Về bản chất cả VEC và VEC E, đều là doanh nghiệp thì về nguyên tắc 2 đơn vị này không được phép sử dụng văn bản hành chính, ban hành quyết định hành chính để cấm các phương tiện lưu thông trên đường cao tốc. Văn bản hành chính, quyết định hành chính được thực hiện theo đúng quy phạm pháp luật, do đó, việc xử phạt hành chính đối người điều khiển phương tiện (nếu có), thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước.

Phương tiện là vật vô tri vô giác, không có ý thức, do đó, nếu có sai về hành vi vi phạm thì yếu tố này thuộc về lái xe điều khiển phương tiện đó, chứ phương tiện không hề có lỗi. Bên cạnh đó, phương tiện (ô tô) có thể thuộc sở hữu của một cá nhân, một nhóm, hay một tổ chức (doanh nghiệp) thì lại càng không thể cấm phương tiện đó lưu thông trên các tuyến đường cao tốc.

Về bản chất cả VEC và VEC E, đều là doanh nghiệp thì về nguyên tắc 2 đơn vị này không được phép sử dụng văn bản hành chính, ban hành quyết định hành chính để cấm các phương tiện lưu thông trên đường cao tốc.

Về bản chất cả VEC và VEC E, đều là doanh nghiệp thì về nguyên tắc 2 đơn vị này không được phép sử dụng văn bản hành chính, ban hành quyết định hành chính để cấm các phương tiện lưu thông trên đường cao tốc.

Do đó, trong trường hợp này, VEC E chỉ có quyền thu phí chứ không có quyền sở hữu, VEC E lại càng không có quyền cấm. Người dân vi phạm các luật giao thông chỉ có thể xử phạt hành chính bằng tiền hoặc các hình phạt khác được chiếu theo quy định của pháp luật, chứ không thể thực hiện theo cảm tính của một cá nhân hay một tổ chức. Và cũng xin nhấn mạnh lần nữa là “Phương tiện tham gia giao thông là vật vô tri, vô giác, một thực thể không thể vi phạm pháp luật. Do đó, trong trường hợp này lỗi thuộc về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông (nếu có) sẽ bị xử phạt theo quy định và luật hiện hành”.

- Xin cảm ơn ông!

Hương Giang